Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo Đảng địa phương
22:3', 17/5/ 2006 (GMT+7)

(Trích phát biểu đề dẫn của Báo Bình Định tại Hội thảo báo Đảng các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, tổ chức tại thành phố Quy Nhơn ngày 18 và 19 tháng 5-2006)

Vài thập niên gần đây, cùng với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đời sống báo chí ở nước ta đã có bước lột xác mạnh mẽ. Sự đổi mới như một đòi hỏi tự thân đã giúp cho báo chí vượt qua thời làm báo quan phương, xơ cứng, với các trang tin tức nghèo nàn. Báo chí đang từng bước dấn thân vào lối làm báo và viết báo mới: bám sát và phản ánh khách quan hiện thực cuộc sống, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thông tin, phục vụ ngày càng đắc lực sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực và hiệu quả vào công cuộc đổi mới đất nước.

 

Báo Đảng địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền xây dựng chính quyền cơ sở  là chủ đề Hội thảo báo Đảng khu vực miền Trung và Tây Nguyên tại Nha Trang (Khánh Hòa).  Ảnh: N.M

* Nâng cao tính chuyên nghiệp- một đòi hỏi tất yếu

Cùng với sự phát triển của báo chí cả nước, báo Đảng các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cũng đã có sự đổi mới mạnh mẽ. Từ những tờ báo ra 2, 3 kỳ/tuần với số trang hạn chế, nay hầu hết các báo đã ra 4, 5 kỳ/tuần và một số tờ ra hàng ngày, số trang in dày dặn hơn nhiều. Bên cạnh báo in, vài năm gần đây, một số báo Đảng miền Trung, Tây Nguyên còn xuất bản báo điện tử. Về nội dung thông tin, mặt tích cực trong hoạt động của báo Đảng địa phương, là trả lời ngày càng nhanh các vấn đề mà xã hội đặt ra, ghi nhận và tường thuật kịp thời các sự kiện diễn ra ở địa phương. Báo Đảng địa phương vậy là đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tiến gần đến tính chuyên nghiệp. 

Trong điều kiện đất nước ta tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới và ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, vai trò và vị trí của hoạt động báo chí ngày càng quan trọng. Bên cạnh đó, hiện nay, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đang có sự tăng tốc, hòa nhịp cùng với sự phát triển chung của cả nước. Sự hình thành của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các khu kinh tế: Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội, Chân Mây, Vũng Áng... đang mở ra vận hội mới cho sự phát triển đó. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của hoạt động báo chí. Bên cạnh đó, với sự xuất hiện ngày càng nhiều văn phòng đại diện các tờ báo lớn, ở các địa phương đã bắt đầu có sự cạnh tranh về thông tin. Độc giả có quyền đòi hỏi báo Đảng phải nhạy hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, đồng thời phải phong phú và hấp dẫn hơn và bản thân người làm báo Đảng cũng tự thấy cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn. Do vậy, nâng cao tính chuyên nghiệp vừa là đòi hỏi tất yếu, vừa như một nhu cầu tự thân đặt ra với báo Đảng miền Trung- Tây Nguyên.

* Làm gì để nâng cao tính chuyên nghiệp?

Cần xác định trước rằng một đáp án cụ thể cho câu hỏi: “Làm gì để nâng cao tính chuyên nghiệp”? sẽ tùy thuộc nhiều vào điều kiện cụ thể, bộ máy nhân sự, cơ cấu vận hành của mỗi tòa soạn. Không thể đưa ra một giải pháp vạn năng có thể áp dụng ở tất cả các tờ báo, nhưng cũng có thể tìm ra một nguyên tắc, đường hướng chung cho việc nâng cao tính chuyên nghiệp của báo Đảng địa phương.

Vấn đề đầu tiên hẳn nhiên vẫn là vấn đề con người. Với đặc thù của báo Đảng, yêu cầu đặt ra với người làm báo Đảng, là ngoài trình độ nghiệp vụ, các kỹ năng nghề nghiệp, còn là bản lĩnh chính trị. Một khảo sát toàn diện về nhân sự là cần thiết, chí ít là trong từng cơ quan, để rồi xuất phát từ nhiệm vụ và định hướng phát triển của mỗi tờ báo, sẽ xây dựng chiến lược đào tạo, đào tạo lại, thậm chí thu hút những người giỏi là cần thiết. Vấn đề là làm sao để mỗi người làm báo Đảng phải hội tụ đủ ba mặt: nghiệp vụ, kỹ năng và bản lĩnh chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi tờ báo.

 

Hội viên Hội Nhà báo Bình Định tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ “Nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí”. Ảnh: Ngọc Diên

Trong bất kỳ một tòa soạn nào thì phóng viên cũng là nhân vật trung tâm. Do vậy, nâng cao tính chuyên nghiệp của tờ báo trước hết cần đặt vấn đề nâng cao tính chuyên nghiệp của chính đội ngũ phóng viên. Yêu cầu này đòi hỏi mỗi phóng viên phải nâng cao khả năng xác lập nguồn tin, kỹ năng xử lý thông tin, thể hiện bài viết. Trong vấn đề này, kinh nghiệm mỗi tờ báo nhằm hỗ trợ phóng viên, nhất là phóng viên trẻ, tiếp cận và khai thác thông tin, định hướng chỉ đạo của Ban Biên tập và phối hợp các bộ phận khi xử lý những đề tài lớn, những vấn đề có sức tác động mạnh đến dư luận xã hội, rồi sự phối hợp và cạnh tranh giữa các cơ quan báo chí trên cùng một địa bàn... Tất cả đều là những vấn đề cần trao đổi.

Tiếp đến là việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác tòa soạn. Gắn với vấn đề này là việc mỗi tòa soạn xác lập quy trình như thế nào là hợp lý? Vai trò của thư ký tòa soạn trong quan hệ với các phòng ban chuyên môn? Việc trình bày phải được định hướng như thế nào để tờ báo mang nét riêng và có tính hiện đại, lại dễ đọc, dễ theo dõi, phù hợp với đặc thù lượng độc giả chủ yếu của báo Đảng?

Trong mối quan hệ tương tác với bạn đọc của báo Đảng, ngoài công tác tiếp và xử lý đơn thư bạn đọc như lâu nay, cần đẩy mạnh mối quan hệ tương tác này thông qua các chương trình từ thiện - xã hội, thông qua các cuộc trao đổi trên mặt báo, thông qua các diễn đàn, thông qua các cuộc vận động xã hội.

Độc giả có quyền đòi hỏi báo Đảng phải nhạy hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, đồng thời phải phong phú và hấp dẫn hơn và bản thân người làm báo Đảng cũng tự thấy cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn. Do vậy, nâng cao tính chuyên nghiệp vừa là đòi hỏi tất yếu, vừa như một nhu cầu tự thân đặt ra với báo Đảng miền Trung - Tây Nguyên.

Chuyên nghiệp trong cách thức đưa sản phẩm đến tay bạn đọc cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Cần thấy rằng, hiện nay, hầu hết báo Đảng địa phương đều được bao cấp với những mức độ khác nhau. Những năm gần đây, do nỗ lực tự thân cộng với do sức tác động của nhiều phía, đã có một số cơ quan báo giảm dần bao cấp, nhưng số này không nhiều. Nâng cao tính chuyên nghiệp cũng chính là nhằm nâng chỉ số phát hành, từ đó, tiến dần đến tự chủ về tài chính, xóa dần bao cấp. Tự phát hành là một hướng đi tích cực trong lộ trình này. Hiện nay, đã có một số tờ báo tự phát hành. Vậy thì cách thức tự phát hành như thế nào? Xây dựng mạng lưới phát hành ra sao? Làm thế nào để đưa tờ báo đến tay bạn đọc nhanh nhất, hiệu quả nhất? Và trong một cái nhìn dài hơi hơn, chúng ta cần có chiến lược nâng cao thương hiệu tờ báo như thế nào? Và tất nhiên, không thể thiếu, đó là cách thức khai thác nguồn quảng cáo và tăng nguồn thu từ hoạt động quảng cáo. 

Một vấn đề quan trọng đang được lưu tâm nhiều là xuất bản báo điện tử. Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của các báo điện tử ở các báo Đảng địa phương thời gian qua cho thấy đây là hướng đi đúng. Vậy thì kinh nghiệm của các tờ báo này, từ việc tranh thủ nguồn đầu tư của tỉnh, đến xác lập và vận hành bộ phận báo điện tử, quy trình xử lý và chuyển tải thông tin, tạo lập các chuyên mục, cách thức khai thác hiệu quả ưu thế của báo điện tử thông qua tính liên văn bản và tương tác nhanh với bạn đọc...

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định còn in dấu chân Người   (17/05/2006)
Trước vạch xuất phát của cuộc đổi mới  (29/04/2006)
Bãi Xếp chuyển mình  (29/04/2006)
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh: Bộ đội Cụ Hồ… không bao giờ về hưu !  (29/04/2006)
Xã hội hóa hoạt động bảo tồn bảo tàng ở Bình Định  (29/04/2006)
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt (*)  (30/04/2006)
Chuyện ở làng Canh Giao  (29/04/2006)
"Xóm ung thư": Đau đáu nỗi lo  (29/04/2006)
Văn nghệ quần chúng ngày ấy...  (29/04/2006)
Tổ quốc thân yêu ơi có Đoàn tôi sẵn sàng  (02/04/2006)
Sự ra đời bốn câu thơ của Bác Hồ dạy thanh niên Việt Nam  (02/04/2006)
Tuổi trẻ TP Quy Nhơn với đợt sinh hoạt chính trị "Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi 20"  (02/04/2006)
Di tích Rừng Bà Bơi - nơi thành lập Sư đoàn Sao Vàng - vừa được công nhận xếp hạng  (02/04/2006)
Sức sống mới ở vùng chiến khu xưa  (02/04/2006)
Quy Nhơn: Nhìn về những con đường, khu phố  (02/04/2006)