Những mối liên hệ “đọc” từ gốm
23:9', 17/5/ 2006 (GMT+7)

Gốm được nung ở các lò tại Vijaya cổ xưa (nay là một phần của tỉnh Bình Định), đã được tìm thấy khi khai quật tại các di chỉ khảo cổ học khác nhau trong vùng Đông Nam Á. Mặc dù các hiện vật này không nhiều và thời gian sản xuất vẫn đang được tranh cãi, nhưng các bằng chứng khảo cổ hiện đại đã minh chứng rằng: những hiện vật gốm này đã được mua từ Vijaya trong thế kỷ 15 và có thể còn sớm hơn.

Từ cuối thế kỷ 14, đến giữa thế kỷ 15, chính sách thương mại đầu thời Minh (Trung Quốc) dường như đã tạo ra sự thiếu hụt trong việc cung cấp đồ gốm sứ Trung Quốc cho thị trường các nước Đông Nam Á. Yếu tố này đã tạo ra bước phát triển quan trọng đối với việc sản xuất gốm của Chămpa. Dù những dữ liệu khai quật từ các khu vực khảo cổ riêng biệt và các nguồn tài liệu đều cho thấy rằng việc sản xuất gốm tại Vijaya đã ngừng vào năm 1471, nhưng việc buôn bán gốm sứ Chăm đến đảo Đông Nam Á có thể còn kéo dài sau đó khoảng 1 thế kỷ.

 

Một góc nhà trưng bày gốm cổ Gò Sành. Ảnh: St

Trong khi gốm xuất khẩu được tìm thấy bên ngoài các trung tâm sản xuất cung cấp cho chúng ta những hiểu biết rõ ràng về nền kinh tế, thương mại hoặc có thể xác định được thời gian sản xuất; thì các cuộc khai quật tại các lò lại có thể cung cấp thông tin quyết định về các công nghệ và các chất liệu sản xuất gốm. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ khai quật được ba lò thuộc hai trung tâm sản xuất khác nhau nằm tại vùng Vijaya. Qua so sánh về loại các mẫu vật được tìm thấy từ các hố chôn, các khu vực sinh sống và trên các tàu đắm trên đất Chămpa xưa lẫn trên những vùng đất là bạn hàng buôn bán trước đây của vương quốc này, đã giúp nhận dạng được các loại hình và đặc tính của gốm Chămpa.

Tuy nhiên, những gì đã được công bố liên quan đến việc sản xuất và buôn bán của những đồ gốm này phải được đánh giá lại theo những giả thuyết gần đây liên quan các đến cơ cấu chính trị của xã hội Chăm và các mối quan hệ với các dân tộc miền núi sinh sống tại các vùng chung quanh. Khái niệm về “những tiểu quốc” được đưa ra gần đây cung cấp một cách tiếp cận có ý nghĩa hơn để phân tích các cấu trúc xã hội vùng Đông Nam Á. Và như vậy, cơ cấu chính trị xã hội và kinh tế của Chăm và các cộng đồng Đông Nam Á hải đảo - cùng thuộc dòng ngôn ngữ Austronesian - có cùng cấu trúc đặc trưng giống nhau hơn những gì mà người ta đã tin trước đó.

  • Hạo Nguyên (lược dịch)

 

(*) Nhà nghiên cứu độc lập, Philippines.

Allison Diệm

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Gặp người định danh cho “gốm Gò Sành”   (17/05/2006)
Giá dầu nhảy múa đến đâu ?   (17/05/2006)
“Cảm ơn bóng đá đã cho tôi biệt danh Lân dzẽ”   (17/05/2006)
TRANG THƠ NHÀ BÁO  (17/05/2006)
Ký ức về Bình Định - Quy Nhơn, miền đất đẹp và thơ   (17/05/2006)
Hội tụ và lan tỏa   (17/05/2006)
Báo Bình Định trong hành trình tăng tốc   (17/05/2006)
Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo Đảng địa phương   (17/05/2006)
Bình Định còn in dấu chân Người   (17/05/2006)
Trước vạch xuất phát của cuộc đổi mới  (29/04/2006)
Bãi Xếp chuyển mình  (29/04/2006)
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh: Bộ đội Cụ Hồ… không bao giờ về hưu !  (29/04/2006)
Xã hội hóa hoạt động bảo tồn bảo tàng ở Bình Định  (29/04/2006)
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt (*)  (30/04/2006)
Chuyện ở làng Canh Giao  (29/04/2006)