Blog: Nhật ký ảo, tâm sự thật
18:54', 26/7/ 2006 (GMT+7)

Có lẽ qua rồi cái thời viết nhật ký cho riêng mình, giới trẻ hiện nay đem nhật ký của mình lên mạng bằng cách tạo blog (gọi là nhật ký cá nhân trực tuyến) như là một cách để chia sẻ, bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của mình.

 

Một Weblog được nhiều người ưa thích. Ảnh: Mai Hồng

 

Trái với dự đoán blog sẽ khó phát triển tại Việt Nam do thói quen sống khép kín của người Việt, ngày nay, blog đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Bên cạnh chức năng giao lưu, kết bạn, việc nói lên những tâm tư, suy nghĩ và cảm xúc của mình, qua những trang blog của những người trẻ còn thể hiện sự tự tin và mối quan tâm đến người khác. Bạn có thể dễ dàng đọc được những dòng tâm sự riêng tư như thế này: “Mỗi khi buồn bực, thất vọng và cảm thấy áp lực công việc đè nặng, tôi thường “trốn” chạy tới vài nơi đã cho tôi khoảng thời gian bình yên và thật sự hạnh phúc trước đây… Một là cái khoảng trống ven Hồ Tây với những đêm mưa, những ngọn tháp chùa Trấn Quốc chìm trong màn mưa, lẫn trong âm thanh rả rích của mưa, ầm ì của sấm là tiếng ghi ta trầm buồn những bản nhạc “hoài niệm…” (trích tại địa chỉ haytimnhunggibanmuon).

Trên các trang blog cá nhân của bạn trẻ Việt Nam hiện nay xuất hiện không ít những dòng nói lên cảm nhận về cuộc sống, về gia đình và cả những sự kiện vừa xảy ra, như một cách sẻ chia. “Trong ngày có chuyện gì vui, buồn, hoặc những suy nghĩ về công việc, về cuộc sống… viết vào blog cũng là một cách để giải tỏa. Bạn bè vào đọc blog của nhau, để hiểu bạn của mình đang sống như thế nào, rồi viết một vài lời chia sẻ cũng cảm thấy gần nhau hơn. Khi viết blog, người ta thường khá thành thật, rất chú trọng tới cái tôi và cảm xúc cá nhân. Và qua blog, mình có thể kết bạn với nhiều người cùng sở thích” - Ngọc Ái (sinh viên năm 3, đại học Quy Nhơn) tâm sự khi nói về sở thích viết nhật ký trên mạng của mình.

Điểm đặc biệt của blog là chức năng liên kết rất rộng. Từ blog của một người, người truy cập có thể kết nối với hàng trăm ngàn blog khác. Ngẫu nhiên, blog trở thành nơi giao lưu, kết nối bạn bè khắp mọi nơi. Tuy nhiên, với những người mang nhật ký lên mạng, điều thú vị nhất vẫn là khả năng nhận xét, góp ý hay động viên nhau sau mỗi bài viết. Thanh Nhã - một phóng viên - thích thú khi nói về blog của mình: “Mỗi khi có bài được đăng báo, mình lại tải lên blog và nhận được nhiều ý kiến rất chân tình của bạn bè, đồng nghiệp. Đôi khi mình lại lượm lặt được những ý tưởng rất hay từ những nhận xét ấy. Có những điều rất khó nói với nhau ngoài cuộc sống nhưng khi vào blog, mọi thứ đều có thể dễ dàng được chia sẻ”.

Đơn giản như bạn lập một địa chỉ email, việc tạo cho mình một blog cũng tương tự như vậy. Khác với các forum (diễn đàn), nói về nhiều chủ đề và không giới hạn người tham gia, blog là nơi bạn có thể lựa chọn chủ đề, kết bạn với những người cùng sở thích. Ngoài những dòng tâm sự, nhiều bạn trẻ đã không tiếc công trang chăm chút cho “nhật ký” của mình thật đẹp mắt với nhiều thông tin phong phú. Chỉ cần nhìn blog, bạn có thể đoán được một phần cá tính và sở thích của chủ nhân blog. Vì vậy, blog trở thành sự lựa chọn của nhiều cư dân mạng. Chỉ cần bỏ một ít thời gian dạo qua vài blog, bạn sẽ khám phá rất nhiều điều thú vị.

  • Hiền Mai

Weblog là gì? Có thể hiểu nôm na blog là một dạng website cá nhân. Mọi người có thể truy cập vào blog của nhau để thảo luận về đủ mọi vấn đề. Thuật ngữ blog xuất hiện vào năm 1997 khi Jorn Barger, một trong số ít những người tạo trang web riêng thời đó, gọi site của ông là “weblog”. Năm 1999, một nhân vật khác, Peter Merholz, đã tinh nghịch tách từ này thành “we blog” (chúng tôi lập web cá nhân). Theo đó, “blog” ngẫu nhiên vừa đóng vai trò là danh từ, vừa là động từ. Về mặt kỹ thuật, nó là trang web để người sở hữu thường xuyên đăng thông tin (post), thường là các đoạn viết ngắn và chứa liên kết đến blog hoặc website khác. Ngoài ra, họ có thể đăng ảnh (photoblog) và video (vlog).

Một số địa chỉ mà bạn có thể lập cho mình 1 blog:

www.360.yahoo.com

www.Thegioiblog.com

www.blogger.com

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thơ  (26/07/2006)
Sóng vỗ lòng ai  (26/07/2006)
Bệnh trầm cảm: Cực kỳ nguy hiểm !  (26/07/2006)
Từ con nghiện trở thành những kẻ mua bán ma túy trái phép  (26/07/2006)
Bảo tồn nhạc tuồng ở Nhà hát Tuồng Đào Tấn: Giữ nhịp cho cung đàn, điệu hát  (26/07/2006)
Một bộ sưu tập tiền cổ phong phú cần được trưng bày  (26/07/2006)
Bức tranh văn hóa dân gian nhiều màu sắc  (26/07/2006)
Nơi trao truyền niềm say mê và tinh thần thượng võ  (26/07/2006)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (26/07/2006)
Những phóng viên "ba cùng" với bà con miền núi  (25/06/2006)
Sẵn sàng cho mùa thi 2006  (25/06/2006)
Những người đồng hành với mùa thi  (25/06/2006)
Tiếng quê hương  (25/06/2006)
Làng lưới gõ  (25/06/2006)
Hậu quả cơn bão số 1: Nỗi đau còn ở lại  (25/06/2006)