Dự án cầu đường Quy Nhơn-Nhơn Hội:
Nối liền đôi bờ Thị Nại
11:26', 2/9/ 2006 (GMT+7)

Tháng 10-2003, các hạng mục công trình của toàn bộ dự án cầu đường Quy Nhơn-Nhơn Hội (DACĐQN-NH) được triển khai thi công. Trong quá trình thi công, được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của UBND tỉnh, chủ đầu tư (Ban quản lý dự án công trình giao thông- Sở GTVT Bình Định) và các nhà thầu đã vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại để đưa công trình về đến đích. Cầu vượt đầm Thị Nại sẽ được hợp long trước ngày 2-9-2006 và dự kiến sẽ khánh thành, đưa vào sử dụng trong dịp 22-12-2006. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng thành công khu kinh tế Nhơn Hội, mở ra hướng khai thác vùng đất mênh mông ở phía đông bắc TP Quy Nhơn, đông Tuy Phước và Phù Cát, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội Bình Định. BĐNS xin giới thiệu các thông số cơ bản của DACĐQN-NH.

 

Thi công những hạng mục cuối cùng của phần hạ bộ cầu vượt đầm. Ảnh: B.L

 

* Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật

- Chiều dài toàn tuyến: 6.960,38m, gồm đường dẫn dài 3.687,38m, cầu các loại dài 3.272,9m. Trong đó, 1 cầu chính vượt đầm Thị Nại dài 2.501,75m và 5 cầu Hà Thanh có tổng chiều dài 771,15m.

- Mặt cắt ngang đường: 15m.

- Mặt cắt ngang cầu: 14,5m.

- Lộ giới đường (giai đoạn hoàn chỉnh): 30m.

- Tải trọng thiết kế: H30-XB80, chịu động đất cấp VII.

- Khổ thông thuyền ứng với mực nước H 5% là 120x14.327m.

* Kết cấu chủ yếu của công trình

Lắp đặt cáp điện ngầm trên tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội. Ảnh: B.L

Đường dẫn: Nền đường đắp đất CPĐ kết hợp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm, đắp cát và rải vải địa kỹ thuật, mặt đường bê tông nhựa, các nút giao cùng mức.

5 cầu Hà Thanh: Kết cấu dầm giản đơn bằng bêtông cốt thép ứng xuất trước, chiều dài nhịp từ 20m đến 30m.

Cầu vượt đầm Thị Nại: Tổng chiều dài toàn cầu 2.501,75m, phần vượt nước 2.477,20m, gồm 5 nhịp chính kết cấu dầm hộp đúc hẫng dài 500m và 49 nhịp cầu dẫn kết cấu nhịp giản đơn dầm Supper T 40m có tổng chiều dài 2.001,75m. Như vậy, cầu vượt đầm Thị Nại gồm 54 nhịp với 53 trụ và 2 mố cầu; bao gồm 448 cọc khoan nhồi, trong đó, 88 cọc có đường kính 1,5m, 360 cọc có đường kính 1,2m; tổng chiều dài khoan cọc xấp xỉ 22.000m. Phần lan can cầu vượt theo thiết kế ban đầu được làm bằng thép mạ bạc. Qua nghiên cứu, khu vực đầm luôn có gió mang hơi nước mặn, nên để đảm bảo tính mỹ quan và độ bền vững, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện toàn bộ phần lan can cầu bằng chất liệu inox.

Đường điện phục vụ chiếu sáng trên toàn tuyến đường đang được thi công bởi liên doanh các nhà thầu: Công ty Công viên cây xanh chiếu sáng đô thị Quy Nhơn, Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp Bình Định, Công ty cổ phần xây lắp điện Tuy Phước. Đường chiếu sáng có tổng chiều dài bằng chiều dài tuyến đường (6.960,38m), bắt đầu từ nút giao thông Đống Đa đến nút giao thông Nhơn Hội. Các trụ điện được đặt so le 2 bên đường, riêng ở cầu vượt được đặt đối xứng. Kinh phí xây lắp điện của DACĐQN-NH gần 6,5 tỉ đồng.

Tổng kinh phí đầu tư (đã điều chỉnh) của dự án: 581,808 tỉ đồng. Trong đó, phần xây lắp 464,838 tỉ đồng; kiến thiết cơ bản khác: 33,853 tỉ đồng; dự phòng chi: 14,997 tỉ đồng; đền bù: 68,390 tỉ đồng.

  • N.V
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Những cố gắng vượt thời gian  (02/09/2006)
Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp  (02/09/2006)
Hồn dân tộc in trong từng nét khảm  (02/09/2006)
Trồng dưa đất lạ  (02/09/2006)
Chợ Rượu - Chợ phù hoa  (02/09/2006)
Phía sau giấc mơ tỉ phú  (02/09/2006)
Những cuộc tình trong chiến tranh  (02/09/2006)
Hành trình đến trang web dành cho người mắc bệnh máu khó đông  (02/09/2006)
Môi trường và tài nguyên đầm Thị Nại có được bảo vệ ?  (02/09/2006)
Thơ  (02/09/2006)
Đặc xá: Tạo cơ hội cho người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng  (02/09/2006)
Bóc trần đường dây tiêu thụ tiền giả  (02/09/2006)
Tiếp sức thanh xuân cho nghệ thuật truyền thống  (02/09/2006)
Nước mắt của nhân văn, nhân bản  (02/09/2006)
Dưỡng nuôi hy vọng về một nền "quốc võ"  (02/09/2006)