Thứ ba, ngày 1/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Giữ hồn nghề dệt chiếu
20:14', 6/12/ 2007 (GMT+7)

Từ xa xưa, chiếu cói Phước Thắng (Tuy Phước) đã nổi tiếng trong và ngoài tỉnh nhờ chất lượng tốt, mẫu mã phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, có một thời gian dài chiếu cói mất chỗ đứng trên thương trường do bị sự cạnh tranh khốc liệt của các loại chiếu trúc, chiếu nilon, chiếu nhựa… Thời gian gần đây, chiếu cói dần dần lấy lại vị thế trên thương trường, làng nghề chiếu cói Phước Thắng đã hồi sinh.

 

Dệt chiếu tại một hộ gia đình ở thôn An Lợi (Phước Thắng). Ảnh: X.T

 

1. 3 thôn An Lợi, Lạc Điền và Đông Điền của xã Phước Thắng có nghề truyền thống dệt chiếu cói. Hầu hết người dân trong làng nghề đều biết dệt chiếu qua sự hướng dẫn của cha mẹ, ông bà từ khi mới lên 9, lên 10 tuổi. Có nhiều gia đình 7-8 đời gắn bó với nghề dệt chiếu. Thời hoàng kim, làng nghề chiếu cói Phước Thắng có đến gần 400 hộ, với trên 1.000 lao động tham gia nghề dệt chiếu.

Bước sang những năm đầu thế kỷ 21, nghề dệt chiếu cói ở Phước Thắng dần mai một do sự thay đổi sở thích của người dân và sự cạnh tranh của các loại chiếu trúc, chiếu nilon, chiếu nhựa trên thị trường. Chiếu làm ra không tiêu thụ được, nhiều người dân trong làng nghề đành xếp lại khung dệt, kiếm nghề khác mưu sinh. Hàng chục ha cói đang xanh tốt cũng bị bỏ hoang. Cả làng nghề chỉ còn khoảng 100 hộ làm, với chừng 200 lao động. Trong đó, phần lớn là những nghệ nhân tâm huyết, yêu nghề và những người lớn tuổi. Bà Trần Thị Tình, 73 tuổi, một nghệ nhân dệt chiếu cói ở Lạc Điền, tâm sự: “Trong lúc bí đầu ra, tôi vẫn tin tưởng vào tương lai của làng nghề. Ưu điểm của nghề dệt chiếu là tận dụng được nguồn lao động nông nhàn, kể cả những người già, con trẻ. Chỉ cần có cói để sẵn trong nhà thì bất cứ lúc nào, dù nắng hay mưa người ta đều làm được nên giá thành không cao. Hơn nữa, chiếu cói rất bền và bắt mắt, nằm mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông nên còn nhiều người ưa thích”.

2. Mặc dù làng nghề đang trên đà mai một, nhưng những nghệ nhân trong làng nghề đã làm việc bằng một tinh thần trách nhiệm cao với nghề truyền thống mà bao đời ông cha gầy dựng. Nhờ đó, chiếu cói Phước Thắng dần dần lấy lại được vị thế trên thương trường, nhờ vào chất lượng tốt, mẫu mã đẹp lại phù hợp với yếu tố truyền thống. Mặc dù trên thị trường có nhiều loại chiếu được làm từ những nguyên liệu khác trông khá đẹp và tiện lợi, nhưng nhiều người vẫn chọn mua chiếu cói Phước Thắng và tìm đến tận làng nghề để đặt hàng theo ý mình. Có người đặt dệt đôi chiếu hoa có chữ song hỷ, màu tươi sáng dành cho những cặp vợ chồng mới cưới. Có người đặt chiếu chữ thọ, màu sắc trang nhã dùng để trải tại các đình thờ, chùa chiền dùng trong việc cúng kính…

Nghệ nhân Trần Thị Tình say sưa nói về nghề dệt chiếu cói truyền thống của quê hương mình: “Ở những làng nghề dệt chiếu khác, chiếu thường dệt trắng rồi mới in hình ảnh, hoa văn lên sau, nên chỉ có ở một mặt trên. Chiếu hoa ở Phước Thắng thì dệt bằng cói đã được nhuộm sẵn, hoa văn nổi cả hai mặt, một mặt chính một mặt phụ chứ không như chiếu in. Và đây chính là nét riêng làm nên danh tiếng của chiếu cói Phước Thắng”.

Chiếu Phước Thắng bày bán tại chợ chiếu Gò Bồi. Ảnh: X.T

Chiếu cói ở Phước Thắng được tạo nên từ những công đoạn khá công phu. Khi cói thu hoạch xong, người ta đem chẻ ngay, sau đó mới phơi khô, loại bỏ phụ phẩm và nhuộm màu. Phẩm nhuộm là loại phẩm tốt, được nấu sôi trước khi đem nhuộm để khỏi phai màu. Cói nhuộm xong thì phơi ngay, phơi vừa đủ nắng để không bị giòn gãy và khỏi bị ẩm mốc. Trong quá trình dệt, người thợ phải biết kết hợp màu sắc sao cho hài hòa, thanh nhã, phù hợp với những hoa văn, họa tiết trên nền chiếu. Bởi thế, người thợ dệt chiếu không chỉ là người thợ đơn thuần mà còn có thể được xem như là một họa sĩ, một nghệ nhân thực thụ.

3. Một điều đáng mừng là vài năm trở lại đây, thị trường chiếu cói được khôi phục trở lại và chiếu Phước Thắng luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Chiếu dệt đến đâu tiêu thụ đến đấy. Không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, chiếu Phước Thắng còn được đưa đi tiêu thụ tận Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Đà Nẵng… thông qua các đầu nậu ở chợ chiếu Gò Bồi (Phước Hòa - Tuy Phước). Giá chiếu cũng tăng cao hơn năm ngoái. Hiện nay, chiếu 1,4 mét có giá từ 70.000 - 74.000 đồng/đôi, chiếu 1,2 mét giá 60.000 - 65.000 đồng/đôi. Nếu là chiếu đặt, giá có thể lên đến 100.000 - 120.000 đồng/đôi đối với chiếu 1,4 mét và 80.000 - 90.000 đồng/đôi đối với chiếu 1,2 mét. Nhờ sản phẩm làm ra tiêu thụ được và giá thành tăng cao hơn so với trước nên làng nghề có điều kiện hồi sinh và phát triển trở lại. Cánh đồng cói bỏ hoang một thời nay đã được trồng trở lại, với diện tích trên 23 ha. Những khung cửi lâu nay xếp cất cũng đã được bà con đem ra dệt trở lại. Ông Võ Thắng Lợi - Chánh Văn phòng UBND xã Phước Thắng - cho biết: “Hiện nay toàn xã Phước Thắng có trên 350 hộ làm nghề, với hơn 1.000 lao động tham gia. Trung bình 1 lao động dệt chiếu ở đây có thu nhập khoảng từ 25.000 - 27.000 đồng/ngày. Với địa phương thuần nông như Phước Thắng, thì đây là khoản thu nhập tương đối khá, góp phần giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo cho người dân trong xã”.

4. Về An Lợi, Lạc Điền, Đông Điền hôm nay, đi từ đầu làng đến cuối xóm, đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp những bó cói, những chiếc chiếu vừa dệt xong được phơi từ trong sân ra đến tận đầu ngõ. Bên trong nhà, những người thợ từ già, trẻ, gái, trai đang ngồi bên khung dệt. Chúng tôi rẽ vào nhà cụ Nguyễn Thị Tẫng, 70 tuổi, ở An Lợi, trong lúc cụ và người cháu gái đang dệt đôi chiếu hoa theo đơn đặt hàng của khách. Vừa tâm sự với chúng tôi, cụ vừa thực hiện những động tác dệt chiếu một cách nhịp nhàng, thuần thục như thể những động tác này đã kết tinh vào cụ từ bao đời nay. Trong lúc trò chuyện, ánh mắt của nghệ nhân già này thỉnh thoảng ánh lên niềm vui và ẩn hiện những nỗi niềm thao thức mong cho nghề dệt chiếu của quê hương mãi còn lưu truyền cho đến tận mai sau.

  • Ngọc Thái
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phong trào xóa nhà ở đơn sơ cho người nghèo ở An Lão  (06/12/2007)
15 đến 50 triệu đồng cho ngôi nhà chống bão  (06/12/2007)
Thèm thuốc lá - Lợi bất cập hại !  (06/12/2007)
Thơ  (06/12/2007)
Khi mùa lũ đi qua  (05/12/2007)
Quản lý làng bằng cái hương ước  (05/12/2007)
Có một ngọn hải đăng ở Nhơn Châu  (05/12/2007)
Kết thúc truy lùng tên cướp trên cầu Hà Thanh 4  (05/12/2007)
Cùng Lê Từ Hiển dạo vườn thơ hai-kư (*)  (05/12/2007)
Ngổn ngang trăm nỗi  (05/12/2007)
Chuyện về người mẹ của vua Duy Tân  (05/12/2007)
Ngọc Trản: Bài quyền tiêu biểu của võ Bình Định  (05/12/2007)
Nghịch lý từ Premier League  (05/12/2007)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (05/12/2007)
Bắt cá đồng  (03/11/2007)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn