Thứ ba, ngày 1/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Xế ôm lúc 0 giờ !
20:37', 6/12/ 2007 (GMT+7)

Ngoài những xe ôm chuyên nghiệp hoạt động trong và ngoài bến xe ô tô được Công an TP Quy Nhơn cấp thẻ hành nghề, còn có không ít “xế ôm tay trái”. Phần đông, họ là những “hai lúa” lên TP Quy Nhơn làm công và tận dụng “công nhàn” dắt xe máy ra phố lúc giữa đêm...

 

Xe ôm chờ khách trong đêm.

 

* Nghề của dân nghèo

Đêm vắng, trời mưa phùn, ở Bến xe trung tâm Quy Nhơn, những dãy xe chất lượng cao cũng “ngủ vùi” chờ đến giờ G xuất bến; các xế ôm chuyên nghiệp đã về nghỉ từ lâu vì không xe nào cập vào bến chính lúc 0 giờ. Tại ngã tư Hồ Le, mấy “xế ôm” nghiệp dư ngồi co ro chờ những chuyến xe về “bến cóc” để kiếm sống.

0 giờ 5 phút, câu chuyện của Tư, Phát, Bình, Đông... bắt đầu. Giác quan của Đông Lạnh (tên Đông lại làm nghề đông lạnh) khá tốt. Anh nhận ra tiếng chíp, chíp... từ đèn xi nhanh mờ mờ, ẩn khuất trên đường Tây Sơn của chiếc xe ca 24 chỗ ngồi chạy vào Nam. Đông Lạnh phi lên xe kéo ga đua cùng hai đồng nghiệp “trực chiến” bên kia đường. Đầu xe của Đông bám sát đuôi một đoạn rồi dúi thẳng vào cửa xe khi chiếc xe khách dừng lại. Đông “xí phần”: “Áo đen của tui, áo đen của tui...”. Một anh thanh niên cao to, mặc áo đen bước xuống xe tay xách hành lý cồng kềnh. Đông Lạnh chạy tới “rước” hành lý, làm giá (xuống Cảng 15.000 đồng) và chạy được “cuốc” này. Cùng lúc này, chiếc xe từ TP Hồ Chí Minh chạy ra cập bến cóc, 7  “xế ôm” rồ ga phóng theo nhưng 10 người khách đổ xuống đã có 3 chiếc taxi “hứng trọn”. Dũng Gỗ (Nguyễn Văn Dũng, 29 tuổi, quê ở Phù Cát, ngày đi làm ở xưởng gỗ) buồn buồn nói: “Khách xuống đông thì chẳng làm ăn gì được. Họ hẹn với tụi taxi từ lúc còn ngồi trên xe rồi”...

Nguyễn Văn Dũng cho biết: một tháng cộng cả tiền lương làm gỗ và tiền chạy xe ôm thâu đêm gửi về cho vợ được trên dưới 1 triệu đồng để lo cho gia đình. Đang trò chuyện với Dũng thì Phát Nhôm (Nguyễn Văn Phát, quê ở Phù Mỹ, ban ngày làm cửa nhôm, tủ nhôm) bức bối chen vào: “Hai thằng bị tai nạn giao thông ở đoạn gần ao cá Bác Hồ nhờ tui chở xuống Đống Đa. Đến một con hẻm thì một thằng đưa cái danh thiếp rồi nói bữa sau đến công ty lấy tiền vì tay đau không móc được túi. Lát sau tui gọi lại số này thì là máy của người khác”. Phát Nhôm than: “Mưa suốt, ở tiệm nhôm không có hàng làm. Tháng vừa rồi chỉ gửi về cho mẹ có 300.000 đồng, không đủ gửi cho thằng em học ở Đà Nẵng”.

Anh Hùng, quê ở Cát Lâm (Phù Cát) cho biết: Trước khi làm gỗ cho công ty, anh làm “thợ đụng” ở quê, thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, khi hai đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Vào làm gỗ lương chỉ có trên dưới 700.000đ/tháng, trừ tiền nhà trọ, tiền ăn và các khoản khác không còn được bao nhiêu nên phải làm xế ôm. Chứ nghề này quá khổ, thức trắng đêm, hôm sau lên xưởng cứ gật gà gật gù...

Một vài xế ôm ngủ nằm trên xe. Chợt có đôi nam nữ đi chiếc Attila màu nho lượn qua 2 vòng bùng binh Hồ Le. Bằng kinh nghiệm thâm niên gần 10 năm trong nghề xế ôm, bác Thanh, 65 tuổi, biết hai người kia đang đi tìm xe ôm. Bác  ra hỏi: “Hai cháu đi đâu?”. “Có xe đi Sài Gòn không bác?”. Bác Thanh ân cần giải thích: “Ở đây, nói không thì cũng không đúng, nhưng thưa lắm con”. Cô gái đáp: “Vậy đây lên Phú Tài giá bao nhiêu?”. Bác Thanh nói gọn: “Nói thiệt là ba mươi nghìn!”. Qua thời gian khá dài ngồi chờ, bác Thanh đã “xuất bến”! Nhiều xế ôm xít xoa: “Chú Thanh hôm nay vô mánh nghe”!

* Đối mặt với hiểm nguy

3 giờ 45 phút, 2 chiếc xe du lịch cập bến. Bác Thanh,  không “tham chiến” lần này, bác mở cốp xe lấy ra một bị khoai chín lạnh ngắt mời tôi ăn rồi nói: “Tụi nó còn trẻ, còn sức đua nhau, còn bác đây già rồi, không dám đua, lỡ có chuyện gì xảy ra gia đình có mà chết. Đêm kiếm vài đồng, lo cho đứa con gái học Trung cấp y là quá sức rồi”.

Bỗng có 3 chiếc xe chở 8 thanh niên choai choai, tóc  nhuộm vàng khè, quần đầy lỗ vá quần đảo. Chúng nhìn chăm chăm vào chúng tôi rồi âm côn, kéo ga, dậm chân chống xuống đường làm tóe lửa. Bác Thanh nói: “Làm cái nghề “xe ôm ăn sương” này nguy hiểm lắm con. Khuya khoắt thế này, ngoài khách quỵt còn có bọn giang hồ trấn lột. Mình đi làm kiếm cơm ba bữa, thấy bọn chúng thì kiếm đường tránh là tốt nhất”. Anh Hùng kể: “Có lần, bọn chúng đến xin tiền, mình không có để đưa thì lập tức bị chúng đánh, đập xe rồi bỏ đi. Mấy anh em không ai dám nói nửa lời. Vì chúng có mã tấu, rựa, dao..., nhìn thấy ghê lắm”.

Văng vẳng tiếng gà gáy sớm, bên kia đường lần lượt những chiếc xe khách Kim Liên xuất bến, cả bãi xế ôm Hồ Le ai nấy bơ phờ, hốc hác qua một đêm trắng “săn” khách.

Ai đó trong số họ thở dài: “Thôi về ngủ vài phút rồi lên xưởng”! 

  • Đặng Thanh Quang
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Vững bước đi lên  (06/12/2007)
Giữ hồn nghề dệt chiếu  (06/12/2007)
Phong trào xóa nhà ở đơn sơ cho người nghèo ở An Lão  (06/12/2007)
15 đến 50 triệu đồng cho ngôi nhà chống bão  (06/12/2007)
Thèm thuốc lá - Lợi bất cập hại !  (06/12/2007)
Thơ  (06/12/2007)
Khi mùa lũ đi qua  (05/12/2007)
Quản lý làng bằng cái hương ước  (05/12/2007)
Có một ngọn hải đăng ở Nhơn Châu  (05/12/2007)
Kết thúc truy lùng tên cướp trên cầu Hà Thanh 4  (05/12/2007)
Cùng Lê Từ Hiển dạo vườn thơ hai-kư (*)  (05/12/2007)
Ngổn ngang trăm nỗi  (05/12/2007)
Chuyện về người mẹ của vua Duy Tân  (05/12/2007)
Ngọc Trản: Bài quyền tiêu biểu của võ Bình Định  (05/12/2007)
Nghịch lý từ Premier League  (05/12/2007)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn