Thứ ba, ngày 1/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Đồ chơi trẻ em ở Nước Mặn
10:57', 5/5/ 2007 (GMT+7)

Năm nào, tôi cũng về Nước Mặn chạp mả và thế là bao nhiêu ký ức tuổi thơ lại hiện về. Tháng Chạp, nắng hanh hanh vàng, nhưng trời lành lạnh mà nghe tiếng gà đất, tiếng trống rung, chừng nghe Tết đã đến.

 

Đồ chơi trẻ em nông thôn ở Nước Mặn. Minh họa: Phúc

 

Trên đường tỉnh lộ Gò Bồi - Bình Định, cách Gò Bồi chừng 2 km, ta rẽ phải. Vào làng phải qua một cầu cổng bằng gạch, gồm ba vòm cong hình bán nguyệt, rêu phong và cổ kính, đó là Cầu Ngói. Ngày nay, Cầu Ngói vẫn còn với hình dáng cũ, nhưng mái không còn. Qua khỏi cầu, là một cổng gạch với hai trụ vôi sừng sững. Quang cảnh bề bộn chợt hiện ra. Những con gà cồ chút chít bằng đất mới có nửa thân, những mảnh cây gòn trắng toát, đủ mọi hình dáng, kích cỡ phơi nắng la liệt trước hè, dưới thềm nhà. Từ xa còn vọng lại tiếng chày nện đất, tiếng tí te của kèn lá, tiếng cười, nói rộn ràng sinh động.

Gia đình chị tôi cũng làm đồ chơi. Chị tôi đang quết những cối đất sét, trộn giấy bổi dẻo quánh. Trong chốc lát đất đã chín, đất vo viên, cán mỏng, đặt mảnh đất ép vào khuôn và lấy dây đánh xoẹt. Trong tích tắc là được nửa con gà mộc (thô). Từng mảnh nửa con gà đem ra phơi nắng, sắp thành từng dãy. Chừng một buổi là đám gà thô đã khô. Cứ từng đôi một được ghép lại, dùng thứ đất sét dẻo quánh, sền sệt nối lại. Thế là những chú gà thô hình thành, đứng xếp thành từng hàng trông thật ngộ nghĩnh. Đó chỉ là những chú gà câm chưa “gáy” được. Sau đó, người ta mới đặt dưới bụng gà một cái còi bằng ống trúc dài chừng 3cm. Mặt trên là lưỡi gà bằng lá nón.

Linh hoạt nhất là đồ bằng gỗ gòn và tre. Gỗ gòn phơi khô, nhẹ tênh. Những chiếc dao bào như dao xắt thuốc, sáng như gươm, đánh phập, cắt thành các bộ phận của các món hàng và lấy đinh tre ghim lại. Bên kia, anh rể tôi, đang thoăn thoắt cầm bút lông phết màu. Lúc ấy, tôi khâm phục tài anh lắm. Trong chốc lát, đã thành những món đồ chơi linh động. Trong những món ấy tôi mê nhất là “thằng nhào”. Tùy theo độ bốp thả mạnh hay nhẹ, thông qua một mảnh tre cật dẻo thay cho lò xo kim loại, “thằng nhào” cứ thoăn thoắt nhún tay, nhún chân bật người ra phía trước hay phía sau như một thể thao gia điêu luyện hay một võ sĩ tài ba đang tật dượt.

Thứ đến, là lính múa gươm. Vẫn là gòn cắt thành hình người, mặc áo đỏ, thắt lưng chẽn. Hai tay cầm gươm như thanh long đao của Quan công tung tăng múa gươm trước cái thuẫn đính với lục lạc. Cứ theo nhịp giật của lò xo tre, người múa gươm đâm lia lịa vào cái thuẫn mang mặt người, với cái miệng rộng hoác cười nham nhở, người càng múa, lục lạc càng kêu và cái thuẫn càng thách thức.

Cạnh nhà chị là những mặt hàng khác như trống rung. Đó là món đồ chơi thích nhất của lứa tuổi mẫu giáo. Trống hình ống tròn bằng miệng chén, thân bằng tre uốn vòng dày độ vài ba phân. Hai mặt phất giấy bóng thật căng hay bong bóng lợn. Trống có cán nhỏ bằng chiếc đũa con, hai bên lủng lẳng hai hạt cườm bằng đất. Trẻ em kẹp cán trống vào giữa hai bàn tay, xoay xoay là tiếng trống lại vang lên từng hồi: Tung… tung… tung… tiếng trống kêu vang càng kích thích, khiến chúng xoay càng mạnh và những tiếng cười cứ theo nhịp trống mà vang lên. Kế bên là các loại lồng đèn từ hình ngôi sao đến hình cá, hình trái ấu. Thêm nữa, những món hàng đắt giá như lồng đèn xếp, hình cầu, hình trái bí đủ màu, đủ cỡ, xanh, đỏ, vàng, tím, ở giữa có hình long phụng trông đến ngợp mắt. Hầu như thứ lồng đèn nào tôi cũng thấy đẹp. Cái hấp dẫn nhất đối với tôi có lẽ là hoa dây! Từng xấp giấy màu đã cắt sẵn được dán nối tiếp từ lúc nào mà khi mở ra là ta có cả từng dãy hoa dài như hóa phép. Tuổi thơ của tôi dường như bị mê hoặc khiến tôi ước mơ sau này sẽ làm nghề ấy. Mỗi nhà làm một mặt hàng, mỗi loại một vẻ, màu sắc xanh, đỏ, hài hòa, linh động choáng ngợp.

Mùa Trung thu hay Tết là hàng bán chạy nhất. Người mua sỉ đến đặt hàng trước và hàng theo họ, đồ chơi tản mác đến tận các thôn xóm hẻo lánh.

Nhìn cách làm của những nghệ nhân dân gian tuy họ làm bằng tay, nhưng theo một quy trình chặt chẽ. Có loại hàng làm theo từng công đoạn, có loại làm theo dây chuyền, dù họ đâu biết đến phương pháp Taylor là gì? Tôi ngẩn ngơ đứng nhìn một lúc, chừng vài giờ, là đã thấy hàng trăm sản phẩm ra đời. Con gà cồ gáy ó o đánh thức nông dân dậy sớm ra đồng hoặc một võ sĩ, một binh sĩ cầm kiếm giao đấu với kẻ địch.

Nghề làm đồ chơi từ đời cha ông truyền lại cho con cháu. Họ âm thầm lặng lẽ sản xuất để phục vụ cho con em khắp mọi miền. Công lao động và đôi bàn tay khéo léo hoạt động suốt ngày đổi lấy bát cơm manh áo. Thế rồi trong chiến tranh, quang cảnh nhộn nhịp của làng nghề bặt hẳn. Ngày hòa bình lập lại, làng thủ công chưa kịp tỉnh, thì những ngày đổi mới, đồ chơi điện tử đủ loại ra đời, tràn về nông thôn như một luồng gió mới. Đồ chơi lạ, đẹp, đa dạng vừa hấp dẫn lại vừa rẻ lấn dần đồ chơi truyền thống này. Để rồi thứ đồ chơi mộc mạc dân dã này phải lặng lẽ nhường chỗ cho hàng mới với bao xa xót tiếc thương!

Đã lâu lắm, tôi không còn được nghe tiếng gà đất, trống rung - những âm thanh quen thuộc ấy nữa. Thứ âm thanh đã gợi trong tôi niềm thương tiếc một làng nghề truyền thống, một kỷ niệm thời ấu thơ. Không biết có khi nào làng nghề này được hồi sinh? Hay chỉ còn trong hoài niệm!

  • Nguyễn Phúc Liêm
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Có một nền văn hóa cảng thị lâu đời trên đất Bình Định  (05/05/2007)
Trung tu, tôn tạo di tích Lăng Mai Xuân Thưởng  (05/05/2007)
Thầy nội hay thầy ngoại?  (05/05/2007)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (05/05/2007)
Học Hồ Chủ tịch, chúng ta học gì?  (31/03/2007)
Hội ngộ tháng 3  (31/03/2007)
Chọn nhầm trường: Bi kịch của nhiều bạn trẻ  (31/03/2007)
Rủ nhau đi Hội Đổ giàn  (31/03/2007)
Điện lưới quốc gia tỏa rộng, vươn dài  (31/03/2007)
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm  (31/03/2007)
Du lịch Nam Lào: Triển vọng kết nối  (31/03/2007)
Tổ ấm “Tự lực”: Nơi gieo mầm cho những ước mơ  (31/03/2007)
Tham một suất đất, mất một cuộc đời  (31/03/2007)
Những người truyền nguồn sống  (31/03/2007)
Thơ  (31/03/2007)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn