KỶ NIỆM 82 NĂM, NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21-6-1925 -- 21-6-2007)
Học tập gương viết báo của Hồ Chủ tịch
15:36', 7/7/ 2007 (GMT+7)

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà hoạt động chính trị kiệt xuất, nhà văn hóa lỗi lạc có tầm ảnh hưởng rộng đối với thế giới trong thế kỷ XX, mà còn là một nhà báo lớn. Xuyên suốt sự nghiệp viết báo của Người không ngoài mục đích phục vụ cho nền độc lập tự do của dân tộc, phục vụ nhân dân.

 

Các nhà báo Bình Định tác nghiệp tại nhà tù của Mỹ ngụy ở Phú Quốc.

 

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí là vũ khí đấu tranh trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Lúc còn hoạt động bí mật cũng như khi đã ra công khai, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian viết báo. Bác đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển sự nghiệp báo chí và việc đào tạo đội ngũ những người làm báo. Bác luôn khẳng định giá trị lớn lao của báo chí: “Báo chí là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức…; Báo chí là vũ khí sắc bén, đại chúng, phục vụ kịp thời…”. Và từ mốc lịch sử ngày 21-6-1925, với việc xuất bản báo Thanh Niên tại Quảng Châu-Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam, bắt đầu hình thành hệ thống báo chí vô sản hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Đảng. Theo Bác thì: “…Tờ báo Đảng như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Báo chí dạy chúng ta những điều cần làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Báo chí giúp chúng ta nâng cao về trình độ chính trị và năng suất công tác. Nếu ai cứ cắm đầu làm việc mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng thì khác nào cứ nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc. Vì vậy cán bộ trong Đảng, ngoài Đảng, toàn thể đảng viên, cốt cán cần phải xem báo Đảng… Báo chí của ta đã có một vị trí quan trọng trong dư luận và thế giới…cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết”. Trong thư gởi anh em văn hóa và trí thức Nam bộ ngày 25-5-1947, Bác Hồ viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén  trong sự nghiệp phò chính, trừ tà”. Ngày 17-8-1952, trong buổi nói chuyện với anh em cán bộ báo chí tại chiến khu Việt Bắc, Bác nêu rõ bốn vấn đề cơ bản của báo chí cách mạng: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?”. Trong bài “Cách viết”, Bác hướng dẫn rất tỉ mỉ: “Viết cho ai? Viết cho đa số Công-Nông-Binh.Viết để làm gì? Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình, để phục vụ quần chúng. Thế thì viết cái gì? Trong vấn đề này cũng phải có lập trường vững vàng: ta, bạn, thù thì viết mới đúng”. Bác căn dặn: “Phải viết gọn, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi, mà phải có đầu, có đuôi…Viết phải thiết thực, “nói có sách, mách có chứng” tức là nói cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào?”.

Học tập tinh thần làm việc tận tụy của nhà báo Hồ Chí Minh, 82 năm qua, các thế hệ nhà báo cách mạng Việt Nam cũng như giới báo chí tỉnh nhà đã luôn đi đầu trong việc định hướng tư tưởng, chuyển tải quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến với quần chúng; tập hợp, giác ngộ quần chúng, xây dựng lực lượng tiến hành thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa nước ta đi lên theo con đường XHCN, từng bước hòa nhập và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Báo chí cách mạng Việt Nam và những người làm báo cách mạng Việt Nam trước sau luôn kiên định lòng trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng và của nhân dân.

Ở Bình Định, báo chí cách mạng được hình thành từ rất sớm. Cuối năm 1945 Bình Định đã xuất bản tờ “Tranh đấu” - cơ quan ngôn luận của Ủy ban Mặt trận Việt Minh tỉnh. Sang năm 1947, Ty Thông tin tỉnh Bình Định xuất bản tờ “Tin tức” thay cho tờ “Tranh đấu”; sau đó, các tờ “Tin tức Bình Định”, “Tin hàng ngày” lần lượt xuất hiện. Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cùng với cả nước, hoạt động báo chí tỉnh nhà phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có đầy đủ các loại hình báo chí: báo in, báo điện tử, và hệ thống truyền hình, phát thanh, truyền thanh từ tỉnh đến tất cả các huyện, xã, thị trấn… Báo chí trong tỉnh đã bám sát các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, chủ trương, chính sách của Nhà nước, góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống về tinh thần và vật chất của nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu về thông tin của đông đảo bạn đọc, bạn nghe đài, các nhà báo chúng ta cần thường xuyên trau dồi về phẩm chất chính trị; thực hiện 9 điều “Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”; nâng cao tay nghề chuyên môn; học tập và thực hiện tốt Lời dạy của Hồ Chủ tịch: “…bám sát thực tiễn cuộc sống để có nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao”.

  • Xuân Quỳnh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng nguồn điện  (07/07/2007)
Bình Định ký sự  (07/07/2007)
Hồi sinh một làng nghề truyền thống  (07/07/2007)
Câu chuyện còn dài  (07/07/2007)
Thơ  (07/07/2007)
An Lão phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số  (07/07/2007)
Chuyện của những người sao in đề thi  (07/07/2007)
Sinh quá thưa - nên hay không ?  (07/07/2007)
Chữa bệnh ở khu dịch vụ  (07/07/2007)
“Nội chiến” của thanh niên xã Nhơn Lý - Bao giờ chấm dứt ?  (07/07/2007)
Ngày Chủ nhật  (07/07/2007)
Một nhà báo được nhận Bằng khen về thành tích tham gia xây dựng Lăng Bác  (07/07/2007)
Vượt qua nguy hiểm vì sự yên bình cho mọi người  (07/07/2007)
Ca khúc cách mạng và kháng chiến kiến quốc  (07/07/2007)
Những nẻo đường hoa  (07/07/2007)