Chút lịch sử về Hip hop
15:38', 28/7/ 2007 (GMT+7)

Tiến Đạt - Kapper “hàng đầu” Việt Nam. Ảnh: muctimonline

Sự bùng nổ của Hip hop trong những năm gần đây đã làm cho bức tranh âm nhạc thế giới trở nên đa sắc và cá tính hơn. Thâm nhập vào Việt Nam với nhiều nét phá cách độc đáo, Hip hop đang dần trở thành làn sóng mới trong thanh thiếu niên hiện nay.

* Nguồn gốc của Hip hop

Hip hop là thể loại nhạc có nguồn gốc từ Jamaica vào những năm 40 của thế kỷ XX. Ban đầu, Hip hop chỉ được coi là một hiện tượng; mãi đến những năm 60, nó mới được biết đến như một thể loại âm nhạc. Khoảng cuối thập niên 70, thể loại này mới thực sự định hình và phổ biến ở phố Brooklyn, New York.

Những thanh niên nghèo khó nhưng đầy hoài bão đã tạo riêng cho mình một thứ âm nhạc hoàn toàn mới lạ mà sau này người ta gọi là Hip hop. Họ đã khéo léo tách phần nhạc đệm sẵn có, giữ lại những tiết tấu cơ bản nhất, để hòa trộn những câu nói ngẫu hứng xuất phát từ trái tim. Và họ đưa cả những câu ngụ ngôn, vần thơ vào trong bài hát để phản ánh một cách sinh động cuộc sống hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng cũng rất lãng mạn và trữ tình.

Ban đầu, Hip hop được thực hiện bởi những tay chơi nhạc bằng đĩa (DJ). Các DJ chơi các điệu Disco, Funk, các ca khúc Soul và đã sáng tạo ra cách chơi với những lần ngắt từ ngắn đến dài, từ ít đến nhiều, lặp đi lặp lại, được gọi là “Break Beat Deejaying”. Trong khi đang chơi các nhịp, DJ có thể nói qua microphone, để kích động đám đông xuống sàn nhảy hay la ó, làm cho không khí sôi động hơn. Cách nói đó sau này được gọi là Rap.

Khi các DJ nhận thấy rằng họ quá bận rộn với việc chơi nhạc, thì các MC (hoạt náo viên) đã thay thế họ trong việc này. Cũng vào lúc này, người ta cũng có kiểu nhảy rất lạ, với những động tác theo nhạc, sau này được gọi là Breakdance.

* Các yếu tố cơ bản của Hip hop

Hip hop cũng được coi là một nền văn hóa riêng biệt, bao gồm các yếu tố cơ bản: Graffiti (nghệ thuật dùng bình xịt vẽ trên tường), Breakdance (kiểu nhảy tự do), DJ (người chơi đĩa, tạo hiệu ứng âm thanh), MC (hoạt náo viên)…

Graffiti xuất hiện lần đầu tiên ở New York vào những năm 70 của thế kỷ trước, bắt đầu bằng những nét vẽ chằng chịt lên tường, nhằm xác định “lãnh thổ” của những băng đảng da màu. Dần dần, chúng lan rộng ra các nơi công cộng như ga tàu điện ngầm, ga xe lửa... Từ những chữ ký, những dòng chữ nguệch ngoạc ban đầu, Graffiti phát triển lên thành những hình vẽ ba chiều, những mẫu hình tinh xảo hơn… và trở thành một trong những yếu tố quan trọng của nghệ thuật Hip hop. Graffiti còn có tên gọi là Art Crimes (mỹ thuật tội lỗi), bởi đây là một nghệ thuật đòi hỏi người thể hiện một sự liều lĩnh. Mặt khác, Graffiti chưa bao giờ được sự cho phép và chấp nhận của chính phủ.

Một điệu nhảy Hip hop. Ảnh: VNN

DJing và MC (Master of Ceremony). Ông tổ của DJing là Kool Herc, người gốc Jamaica. Trong những bữa tiệc trước các đám đông phấn khích, do đã quá nhàm với những bản nhạc cố định, người ta đã sử dụng hai máy quay đĩa than (turntable) để tạo ra những âm thanh kích động được pha trộn giữa những bản nhạc của Jamaica và những bản nhạc Funk, Disco có sẵn. Kỹ thuật này được gọi là scratching và backspin.

Khái niệm MC ở đây không phải là người dẫn chương trình mà chúng ta thường thấy trên truyền hình, mà là tên gọi tắt của những ca sĩ hát nhạc Rap. Một số MC giỏi là The Notorious B.I.G, Big L, Nas, Rakim …

Breakdance cũng xuất phát từ truyền thống nhảy múa của thổ dân Jamaica. Nó là những điệu nhảy múa với những động tác rất khó như là lộn người, quay trên tay, trên lưng, trên đầu… Breakdance đòi hỏi người múa phải có sức khỏe, độ dẻo và lòng dũng cảm.

* Hip hop ở Việt Nam

Hip hop đã có chỗ đứng rất lâu trong đời sống âm nhạc quốc tế. Ở bất cứ nơi đâu ta cũng có thể nghe thấy những giai điệu của Hip hop, những trang phục mang sắc màu Hip hop. Thế nhưng, ở Việt Nam, dòng nhạc này gần như chỉ đang phát triển trong “ảo giác” của nhiều người. Phải đợi đến cuộc viếng thăm của nghệ sĩ nhảy Hip hop hàng đầu châu Âu Neils “Storm” Robitzky, vào tháng 10 năm 2003, giới trẻ Việt Nam mới thực sự làm quen với khái niệm Hip hop.

Do Hip hop còn quá mới mẻ, nên nhiều người đã có những cách nhìn hơi phiến diện về dòng nhạc này và coi Hip hop như một “căn bệnh” của giới trẻ. Vì vậy, để có một dòng nhạc Hip hop mang “phong cách Việt Nam” thì ngay từ bây giờ chúng ta phải có một sự định hướng. Thay vì bắt chước phong cách Hip hop của nước ngoài, tại sao giới trẻ chúng ta không thể có được một dòng nhạc, một phong cách Hip hop của riêng mình, phù hợp với bản sắc dân tộc? Các bạn trẻ Việt Nam nên đón nhận những phong cách tốt đẹp và loại bỏ những ảnh hưởng xấu. Hip hop có đáng được “quan tâm” hay đáng bị “ruồng bỏ”, xét cho cùng vẫn là do cách mỗi chúng ta tiếp nhận nó như thế nào.

  • Nam Phương
In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thơ  (28/07/2007)
Mẹ con  (28/07/2007)
“Bánh tráng bẻ giòn giòn”  (28/07/2007)
Người nông dân dám nghĩ, dám làm  (28/07/2007)
Hợp tác để phát triển văn hóa địa phương  (28/07/2007)
Nhớ một cơn mưa  (28/07/2007)
Một thương binh tâm huyết với phong trào TDTT cơ sở  (28/07/2007)
Bóng đá thực dụng lên ngôi  (28/07/2007)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (28/07/2007)
Báo chí địa phương và những vấn đề cần quan tâm  (07/07/2007)
Học tập gương viết báo của Hồ Chủ tịch  (07/07/2007)
Giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng nguồn điện  (07/07/2007)
Bình Định ký sự  (07/07/2007)
Hồi sinh một làng nghề truyền thống  (07/07/2007)
Câu chuyện còn dài  (07/07/2007)