Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san
20:7', 3/10/ 2008 (GMT+7)

Đắt lắm

Một bác sĩ tâm thần nói với vợ:

- Anh quá mệt mỏi, chắc phải đến một bạn đồng nghiệp tâm thần khám thử.

- Nhưng anh là chuyên gia giỏi hơn tất cả mà?

- Anh biết, nhưng anh lấy thù lao đắt lắm!

  • Nguyễn Hoàng Ngọc Tuấn

 

Chắc vậy !

Trong giờ học môn địa lý, thầy giải thích về vĩ tuyến, kinh tuyến, độ và phút, đoạn hỏi cả lớp:

- Giả sử tôi mời các anh chị đến ăn trưa tại tọa độ 23 độ 4 phút vĩ Bắc và 45 độ 15 phút kinh Đông, thì sao...?

Sau một lúc im lặng đầy bối rối, cuối cùng một giọng rụt rè cất lên:

- Dạ, chắc thầy phải ăn cơm một mình quá!

  • Rù Rì

 

Phân công

Cô thư ký mới tới có nét mặt tựa nàng tiên, thân hình như người mẫu. Hai vị lãnh đạo công ty quyết định phân công hợp lý để sử dụng cô ta.

Phó giám đốc nói với giám đốc:

- Trước hết, chúng ta phải dạy cho cô ta biết thế nào là đúng, thế nào là sai!

- Nói rất phải! Anh dạy cho cô ta biết thế nào là đúng, điều còn lại để tôi!

  • Văn Tiến Đạt

 

So sánh

Người mẹ dạy con gái sắp lấy chồng:

- Suy cho cùng, đàn ông giống như chiếc xe hơi, nắm được kỹ thuật cơ bản thì dễ lái, nhưng luôn phải để mắt theo dõi, không thì nó sẽ đậu lung tung ở những nơi cấm đậu.

- !!!

  • Nguyễn Thị Thu

 

Ngán nỗi đông con

Bốn mươi xuân lẻ sắc thêm nồng,

Cái nét mặn mà cũng dễ trông.

Chẳng nỡ cầm lòng khi nguyệt hạ,

Không đành bấm bụng lúc nồm đông.

Nhà thừa áp út - âu vì mụ,

Gạo hụt cực cùng - lẽ tại ông.

Những muốn tòm tem thêm chút nữa,

Giật mình kinh hãi nỗi con đông.

  • Tú Rốt

 

CHUYỆN CỔ TÂN TRANG

Mẹ hiền dạy con

Chuyện xưa kể rằng: Nhà Mạnh Tử ở gần nghĩa địa, thấy người đào, chôn, lăn, khóc, Mạnh Tử bắt chước cũng đào, chôn, lăn, khóc. Người mẹ chuyển chỗ ở đến gần chợ, thấy người buôn bán đảo điên, Mạnh Tử cũng bắt chước buôn bán đảo điên. Biết con mình như vậy, người mẹ lại chuyển nhà đến gần trường học. Thấy trẻ học tập lễ phép, Mạnh Tử cũng bắt chước học lễ phép, bấy giờ người mẹ mới yên tâm vui lòng nghĩ là chỗ này cho con ở được để học tập.

Vào trường học được ít lâu, thấy đứa lớn bắt nạt đứa bé cướp tiền, Mạnh Tử hỏi mẹ: “Đấy có phải là cách làm ra tiền nhanh nhất không?”. Người mẹ nói: “Đấy là trò lưu manh, sớm muộn cũng bị tù tội”. Thấy bạn học dành tiền quà sáng để đánh đề, Mạnh Tử lại hỏi: “Có phải cách học người lớn làm kinh tế không?”. Người mẹ bảo: “Đó là thói tham lam vô lối, có ngày mất cả quần áo mặc”. Thấy bạn chơi điện tử trong giờ học, Mạnh Tử hỏi: “Có phải đó là cách tăng thêm kiến thức không?”. Người mẹ bảo: “Đấy là cách tự làm ngu mình”. Thấy đứa lớn đánh đứa bé chảy máu đầu, Mạnh Tử hỏi: “Thế có phải là siêu nhân không?”. Người mẹ bảo: “Đấy là bất nhân, phải tránh xa những hạng người như thế”.

Khi thấy bạn học lắng nghe lời thầy giảng, ghi chép bài cẩn thận, Mạnh Tử hỏi: “Hiệu photocopy nhiều lắm, làm như thế để làm gì?”. Người mẹ bảo: “Để làm người có giáo dục, sống có ích cho xã hội. Nên chơi với những người bạn như thế thì học hỏi được nhiều”.

  • Phan Ngọc Đồng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đại đoàn kết - bài học của Cách mạng Tháng Tám  (02/09/2008)
Chuyện về một hiện vật ở Bảo tàng Côn Đảo  (02/09/2008)
Đi học thời kháng chiến  (02/09/2008)
Để bảo tồn và phục dựng Tuồng truyền thống  (02/09/2008)
“Tuồng truyền thống phải sống được trong lòng dân”  (02/09/2008)
Nghệ sĩ trẻ tâm sự về nghề  (02/09/2008)
Người đưa rau mầm vào Co.op Mart Quy Nhơn  (02/09/2008)
Vườn trong nhà phố  (02/09/2008)
Những “vòng quay” vì môi trường  (01/09/2008)
Tăng cường năng lực ứng phó kịp thời  (02/09/2008)
An Vinh, đất khó đang chuyển mình  (01/09/2008)
Chuyện về người “mang cả lòng đại dương về nhà”  (01/09/2008)
Thơ  (01/09/2008)
“Điểm bắt đầu” cho người sử dụng Internet Việt Nam  (01/09/2008)
Trò chơi từ những nắp chai  (01/09/2008)