Thứ ba, ngày 29/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Chuyện buồn ở một làng quê
19:14', 4/10/ 2008 (GMT+7)

Cái làng quê nhỏ bé ở xã Cát Tài, huyện Phù Cát này cả tháng nay bỗng trở nên ảm đạm. Dù đã trấn tĩnh và chuẩn bị tinh thần, chị vẫn không ngờ cái hung tin vợ chồng chị bị nhiễm HIV lan truyền nhanh và làm xóm làng xôn xao, bàng hoàng đến thế.

 

Ảnh minh họa

 

Anh chị cưới nhau đã gần 3 năm, thời gian gặp, quen, yêu và cưới trong vòng một năm, bé Mai nay được 7 tháng. Anh là người đặt tên cho con gái đầu lòng, “mẹ nó tên Sương, nó sẽ tên là Mai. Anh vụng về giải thích một cách văn vẻ là mong muốn tương lai nó sẽ sáng sủa, rạng rỡ như buổi sớm bình minh. Anh đã nghĩ sẵn tên cho một đứa con trai sau này, giờ thì điều ấy sẽ chẳng bao giờ xảy ra cả” - chị kể trong nước mắt.

Ngồi nghe chị tâm sự, tôi không sao ngăn được những dòng nước mắt, dẫu trên đường đến thăm chị, tôi đã dặn lòng không được khóc, chỉ nói những chuyện lạc quan, vui vẻ nhất. Nỗi đau quá lớn, mọi lời an ủi đều trở nên cạn cợt, tôi chỉ biết im lặng ngồi nghe chị, nắm chặt đôi bàn tay thiếu nữ khô gầy. Giọng chị thôi nức nở mà trở nên đều đều, xa vắng: “Thấy chị Quyên bạn chị lấy chồng sao khổ quá, chồng làm xa nhà, con nhỏ lại hay đau ốm, việc đồng áng thua kém người ta, mẹ chồng chê bai, mấy cô em chồng dựa hơi mẹ chẳng coi chị dâu ra gì. Nó khóc với chị miết. Nghĩ thương thân nó và mừng cho phận mình may mắn, được nhà chồng thương như con gái, chồng biết thương vợ con, chăm chỉ làm ăn. Ai ngờ…”.

Anh cứ sốt mê man, cả nhà ngỡ anh cảm sốt thông thường, đi làm vất vả nắng mưa nên bệnh càng nặng hơn. Anh bắt đầu nổi mẩn đỏ đầy người, chị lại nghĩ anh bị đậu mùa! Cứ thế 20 ngày trời, chị thuyết phục anh dừng thuốc cảm sốt, lên bệnh viện tỉnh khám xem. Kết quả cả hai vợ chồng đều bị nhiễm HIV khiến anh chị sững sờ, không thể tin vào sự thật khủng khiếp đó và gia đình chị rơi vào chuỗi ngày tang thương nhất. Sau này vắt óc nghĩ anh mới nhớ ra căn bệnh quái ác đang mang trong người là hậu quả của lần quan hệ với gái mại dâm trong những chuyến lênh đênh đánh cá dài ngày.

Chị bảo chị đã biết, hiểu  tâm trạng của những người bị bệnh phong ngày xưa là thế nào rồi. Ở nhà quê, không chuyện gì có thể giấu được, huống chi chuyện tày trời này. Bà con lối xóm xì xào bàn tán, mặc mẹ chị cố ngăn tin đồn không lan rộng thêm, ai tới thăm hay gặp ngoài đường hỏi, chị đều gật đầu hết. Chị bảo hàng xóm có quyền biết sự thật, họ cần phòng ngừa. Nếu chị là họ, chị cũng sợ sệt, e dè vậy thôi. Trong thâm tâm người dân quê chị, không ai nghĩ căn bệnh AIDS quái ác, lạ lẫm kia có ngày lại đến, càng không phải nhằm vào nhà chị.

Trước khi nhận lời lấy anh, bà nội chị cũng nhờ người dò hỏi, biết rằng nhà anh tuy nghèo nhưng sống lương thiện, bà con lối xóm quý mến, anh trước đó có theo người đi đánh cá nhưng cái nghề sóng gió đó bấp bênh quá nên thôi. Anh hiếu thảo với cha mẹ, cũng chẳng dây dưa với ai trước khi quen chị. Tiểu sử bản thân anh, dòng họ anh vậy là yên tâm lắm rồi. Còn chuyện vợ chồng trước khi cưới cùng nhau đi khám sức khỏe, có ai trong xã này làm như thế bao giờ.

Từ khi biết mình có bệnh, nhận thấy sự kỳ thị dầu là kín đáo của mọi người, chị ở hẳn trong nhà không giao tiếp với ai. Thỉnh thoảng những người bạn đến, nhất là Đoàn Thanh niên thăm hỏi động viên, họ trẻ nên ít nhiều am hiểu về căn bệnh, nhưng gia đình họ không bằng lòng. Thương nhất là chị Nhàn cứ lén nhà chồng đến thăm chị hoài, mẹ chồng phát hiện dọa cấm cửa “nếu còn tiếp tục giao du”. Chị không oán trách gì ai, chị không muốn ai khổ lây vì hoàn cảnh nhà chị. Một hôm, chị thèm và nhớ cái cảnh chợ búa tấp nập quá nên quyết định ra chợ. Khi chị mua thịt, đưa tiền, chị hàng thịt cứ ậm ờ không muốn nhận, làm ra vẻ đang bận xắt thịt, bảo chị cứ vứt vào giỏ đựng tiền rồi tự lấy tiền thối. Lần khác đến lượt chích tiêm phòng cho con, đến trạm xá, y tá bảo phải xuất trình giấy xét nghiệm HIV, nếu bé không nhiễm người ta mới chích. Chị lẳng lặng ôm con về. Quá đau đớn, chị mua chai thuốc sâu, định bụng cho con uống trước, chị chết theo con, coi như xong một kiếp bất hạnh. May mẹ chị làm đồng về kịp.

Anh chị quyết định đưa con vào miền Nam. Ước mong sống những ngày cuối đời bên cha mẹ, trong vòng tay xóm giềng không thực hiện được, đành ly hương đến vùng đất xa lạ. Chị bảo phải trả lại phần nào cuộc sống bình yên cho cha mẹ chị và xóm làng. Chị khát khao con mình có bạn để chơi, để tuổi thơ của nó không bị tước đoạt.

Trên đường về tôi cứ ngẫm nghĩ, ao ước. Giá như bà con mình biết HIV không đến nỗi đáng sợ như thế, chúng ta hoàn toàn có thể chung sống với nhau nếu biết cách phòng tránh. Giá như mỗi người biết tự bảo vệ trước căn bệnh thế kỷ một cách đúng đắn. Giá như lời khuyên kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn được đông đảo bạn trẻ, đặc biệt ở những vùng nông thôn xa xôi thực hiện… Giá như? Giá như? Trùm lên tôi là lời nguyện cầu cháy bỏng của chị “con bé mới hơn 7 tháng, bác sĩ bảo phải 18 tháng mới biết bé có bị lây nhiễm hay không? Chị chỉ mong sao điều kỳ diệu xảy ra, nhấc bé ra khỏi bàn tay tử thần. Chưa được một tuổi đầu, bé có tội tình gì?”.

  • Sao Ly
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định và sứ mệnh thủ phủ Liên Khu 5 kháng chiến  (04/10/2008)
Thơ  (04/10/2008)
Chuyện dạy và học ở Trường THPT Tăng Bạt Hổ  (03/10/2008)
Cần có giải pháp phòng ngừa tích cực  (03/10/2008)
Bình Định có ba bà  (03/10/2008)
Hỏi chuyện nhà thơ Thanh Thảo về thi phẩm “Đàn ghi-ta của Lorca”  (03/10/2008)
Dần đi vào chiều sâu  (03/10/2008)
Đôi điều ghi nhận  (03/10/2008)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (03/10/2008)
Đại đoàn kết - bài học của Cách mạng Tháng Tám  (02/09/2008)
Chuyện về một hiện vật ở Bảo tàng Côn Đảo  (02/09/2008)
Đi học thời kháng chiến  (02/09/2008)
Để bảo tồn và phục dựng Tuồng truyền thống  (02/09/2008)
“Tuồng truyền thống phải sống được trong lòng dân”  (02/09/2008)
Nghệ sĩ trẻ tâm sự về nghề  (02/09/2008)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn