Thứ năm, ngày 3/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Tre
16:2', 6/12/ 2008 (GMT+7)

* Bút ký của Huỳnh Kim Bửu

Tre được trồng trong các làng mạc với những bụi tre, rặng tre, bờ tre. Bờ tre bao quanh làng được gọi là lũy tre làng hay rặng tre làng. Cả nước, đi đâu ta cũng gặp tre, gặp những làng mạc hiền hòa và những lũy tre xanh. Cùng một gia đình, dòng họ với tre, người ta kể có trảy, trúc, tầm vông…

 

Lũy tre làng. Ảnh: Duy Tân

 

Từ xưa tới giờ, trải đã bao đời, ta vẫn sống nhờ tre lắm. Một đời người, mới sinh ra ta được mẹ đặt nằm nôi; tuổi thanh niên, trung niên ta lao động kiếm sống với những dụng cụ cuốc, rựa, câu liêm, gàu tát nước… Cái gì cũng có một bộ phận hay cả toàn phần làm bằng tre; thời lão niên, không làm gì nổi nữa, ta ngồi nhà, phe phẩy quạt nan (tre); tới khi trăm tuổi nhắm mắt xuôi tay, có đứa con hiếu thảo cắm hai cọc tre trên đầu và chân mộ phần của ta, nó cũng đặt cái giường thờ thờ ta làm bằng tre (vì hồi xưa nghèo lắm, ít nhà sắm nổi cái bàn thờ)… Người nông dân trong các làng quê làm ruộng và làm thêm nghề thủ công. Nhiều nghề thủ công là nghề đan nan tre, lấy nguyên liệu là tre, như nghề đan nia, thúng, bội, bầu nan… cũng góp phần nuôi sống được nhiều gia đình nông dân.

Mỗi làng quê là một cộng đồng dân cư. Cái cộng đồng dân cư đó dựa vào các rặng tre làng như thành lũy thiên nhiên để chống trả lại mọi thiên tai, địch họa. Thời 9 năm đánh Pháp, bằng óc sáng tạo phong phú của nhân dân, cây tre đã biến thành nhiều loại vũ khí lợi hại như chông tre, gậy tầm vông vạt nhọn để chống quân thù. Thời đó, làng quê nào cũng làm hầm chông tre và cắm dày cọc phòng không bằng tre vạt nhọn để chống quân Pháp nhảy dù xuống làng…

Tre tô điểm vẻ đẹp cho cảnh vật làng quê, khiến ta yêu say đắm. Làng quê ta đẹp lên nhờ các lũy tre, với buổi sáng mặt trời mọc le lói trên đầu ngọn tre; buổi trưa, từ rặng tre phát ra tiếng con chim gù rót điệu du dương; buổi chiều rặng tre xào xạc gió và tiếng sáo trúc mục đồng bay trong gió… Rồi bóng đêm dần phủ xuống, là lúc vầng trăng ẩn hiện giữa hai rặng tre ở cuối thôn trang, và làng quê mang vẻ đẹp nên thơ, thánh thiện… Mỗi lần đi xa, nơi xứ người, ta không khỏi thương nhớ lũy tre làng ta, thương nhớ những trưa hè oi ả ta vẫn ngồi hóng mát dưới bóng rặng tre già; tiếng cuốc kêu đêm hè phát ra từ bụi tre nơi góc vườn ta đó; rồi cảnh Đông sang, nhìn đâu ta cũng thấy: “Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át” (Bến đò ngày xưa - Anh Thơ). Ngay từ hồi xưa, cây trúc cũng đã xếp vào hàng Mai - Lan - Cúc - Trúc, thú chơi tao nhã.

Người nông dân gần gũi với tre, cho nên tre cũng cho họ bao chiêm nghiệm về cuộc sống, đời người. Khi lâm vào cảnh nghèo khó, họ không bi quan; dẫu bản thân có gặp điều không may, họ tin mình “giỏ rách còn bờ tre”, tức là còn có “hậu phương” vững vàng. “Tre tàn măng mọc” là nói về sự nối tiếp của người đời. “Măng không uốn làm sao tre uốn được” câu nói dân gian đó, cho đến nay vẫn còn giá trị về mặt giáo dục. Trẻ em nếu không được quan tâm dạy dỗ sớm thì khi lớn lên, chúng tiêm nhiễm thói hư tật xấu trở thành bản chất thì không thể giáo dục được nữa. Nhờ có tre mà tâm hồn chàng trai làng trở nên thơ mộng hơn, bóng hình nàng thôn nữ trở nên xinh đẹp hơn: “Trúc xinh trúc mọc bờ ao/Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh”, “Trúc xinh trúc mọc sân đình/Em xinh em đứng một mình cũng xinh”… Kẻ sĩ ngày xưa xuất thân từ ruộng đồng, nhìn tre bảo: “Tiết trực tâm hư” (thân thẳng, lòng rỗng không), đó là biểu tượng của người quân tử. Người nông dân đã từng cầm rựa đứng trước bụi tre, mỗi lần nói về chặt tre, anh không khỏi nhớ kinh nghiệm bản thân mình và kinh nghiệm của người khác truyền cho anh: “Nhứt đánh giặc, nhì chặt tre”, “Nhứt chặt tre, nhì ve gái” (tục ngữ), ý nói chặt tre là một việc đầy nguy hiểm và khó khăn.

 

Đồ gia dụng bằng tre đan. Ảnh: Văn Tư

 

Nói đến cây tre, tôi lại nhớ cái “tủ sách” kỳ lạ mà tội nghiệp của ba tôi ngày xưa. Ba tôi đang học chữ Nho với một ông thầy đồ thì gặp thời buổi đổi thay, ông chuyển sang học chữ Quốc ngữ, rồi đi thi lấy được bằng Sơ học Yếu lược (tương đương lớp 3 bậc Tiểu học bây giờ). Ông tự đóng một “tủ sách”. Tủ sách của ba tôi là những đốt tre ngâm được cưa cắt khéo léo và có nắp đậy, làm ống sách. Hai đầu đốt tre là hai mắt tre: Một mắt làm đáy và một mắt làm nắp, đằng nắp được khoét đậy khít khao. Sách và các loại giấy tờ (như trích lục ruộng đất, khai sinh, giá thú…) ông cuộn cất vào đó, đậy nắp kỹ, rồi cột dây treo lên rường nhà. Nhìn lên rường nhà, thấy “tủ sách” của ba tôi treo lủng lẳng những ống tre, những ống tre dùng lâu ngày đen bóng lên. Vì sách và giấy tờ của ba tôi nhiều, cho nên lũ con của ba gọi đó là một “tủ sách” to, còn to hơn tủ sách của Huấn đạo Trần Nghĩa ở trong làng.

Một hôm khi đang “kiểm kê” sách (ghi tên sách trên các ống tre) với sự giúp sức của tôi, ba tôi bảo: “Hồi xưa chưa có giấy, những sách này được làm bằng tre, viết chữ lên các thẻ tre rồi ghép lại thành sách; khi đọc thì mở ra, khi không đọc thì cuốn lại thành bó; sách dày thì nhiều thẻ tre ghép lại, sách mỏng ít thẻ tre hơn. Vì sách viết trên thẻ tre, cho nên, mới có mấy cuốn sách thôi mà đã thành một gánh sách nặng; và học trò đi học trường xa, phải có đứa tiểu đồng gánh sách đi theo. Còn sách lịch sử thì gọi là thanh sử, tức sử xanh, là sử viết trên những thẻ tre: Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh (truyện Kiều- Nguyễn Du).

Thời nay, dù có gạch ngói, xi măng, sắt thép… để xây nhà; có nhựa, có nhôm… để làm nong, nia, thúng rổ; có kim loại để đóng tàu thuyền; có gỗ, sắt, inox… để làm bàn tủ và các vật dụng gia đình…, nhưng cây tre vẫn còn đắc dụng lắm. Tuy nhiên, vì sự phát triển của quê hương, lũy tre làng đã dần thưa thớt; nhiều nhà không còn có bụi tre nơi góc vườn, cho lũ chim về đậu, hót líu lo để cho người ta thêm tình yêu cuộc sống. Hiện nay, ở một số địa phương, đang phát động phong trào trồng tre thành rừng như một cách làm giàu, vì cho rằng, mọi thứ của cây tre (từ thân, lá, cành đến gốc, rễ…) đều dùng được, đều có giá trị kinh tế; nhất là cây tre điền trúc để lấy măng, một nguồn thực phẩm được ưa thích. Mong rằng, phong trào này có kết quả để cây tre một mai sau còn mãi bên chúng ta.

  • H.K.B
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Góp phần khôi phục, phát triển bền vững làng nghề  (06/12/2008)
Nhiều đổi mới tại Trung tâm giao dịch vàng ACB  (06/12/2008)
Giọt máu tình nguyện  (06/12/2008)
Xóm Cá giữa đồng lúa  (06/12/2008)
Thơ  (06/12/2008)
Đôi mắt còn vương theo  (06/12/2008)
Canh tập tàng  (06/12/2008)
Gương sáng già làng Hơ rê  (06/12/2008)
Cảnh báo về những vụ xâm hại tình dục người chưa thành niên  (06/12/2008)
Hát bằng chính xúc cảm của mình  (06/12/2008)
31 năm, thầm lặng bảo quản phục trang Tuồng  (06/12/2008)
Cần được quản lý chặt chẽ hơn  (06/12/2008)
Gặp một thầy võ trẻ  (06/12/2008)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (06/12/2008)
Đèn dầu phụng  (02/11/2008)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn