Thứ năm, ngày 3/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Phải quản lý tốt học sinh ở cả 3 môi trường “gia đình- xã hội- nhà trường”
19:31', 6/12/ 2008 (GMT+7)

Dạy thật, học thật, chất lượng thật. Để cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong ngành GD- ĐT hiện nay không chỉ là một khẩu hiệu, phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (GD) trong vai trò “đầu tàu” của một con tàu đang vận hành còn khá nhiều trở lực. Ông Đinh Văn Ất, Hiệu trưởng trường THPT Hoài Ân- người đã có 22 năm làm cán bộ quản lý GD, với nhiều kinh nghiệm và tâm huyết - đã trò chuyện với phóng viên Báo Bình Định nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11).

 

Cán bộ, GV và HS trường PTTH Hoài Ân trong lễ khai giảng năm học mới.  Ảnh: C.L

 

* Chất lượng GD hiện nay thấp. Theo ông, nguyên nhân bắt đầu từ đâu?

- Trước hết phải thừa nhận một thực tế là mặt bằng chất lượng GD hiện nay thấp. Ở miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa lại càng thấp hơn. Điều đáng nói, trước hết là động cơ học tập của học sinh (HS). Đa số phụ huynh và HS có tư tưởng học sao thì học, miễn là không ở lại lớp, cuối cấp đỗ tốt nghiệp. Từ suy nghĩ đó, HS không xác định được động cơ học tập đúng đắn và “đẻ” ra các tiêu cực như học đối phó, học vẹt, kiểm tra thì quay cóp, xem tài liệu… “Bệnh thành tích” của giáo viên (GV) và cán bộ quản lý GD lại là “thần hộ mệnh” cho những HS này vượt qua “vũ môn” trong nhiều năm qua, mà sản phẩm để lại là một tỉ lệ không nhỏ HS “ngồi nhầm lớp”. Theo tôi, cái yếu nhất của đại bộ phận HS phổ thông hiện nay là kỹ năng (đọc, viết, vận dụng kiến thức, giải bài tập…). Kỹ năng yếu kém thì khả năng tư duy cũng yếu kém, khả năng tự học không có, dẫn đến thiếu hứng thú trong học tập, làm cho quá trình học từ chủ động biến thành thụ động và chất lượng thấp kém là đương nhiên. Một thực trạng hiện nay, nhất là ở khu vực nông thôn, chất lượng HS đang phân cực ngày càng rõ. Một bộ phận HS học được thì rất chăm chỉ, miệt mài và chất lượng học khá tốt. Một bộ phận khác (chiếm đa số) thì ăn chơi, đua đòi, lười biếng, không có ý thức học tập.

Nguyên nhân HS rơi vào cực thứ hai trước hết phải nói đến yếu tố gia đình. Hầu hết HS hư hỏng đều do rơi vào những gia đình không bình thường, cha mẹ đi làm ăn xa, không ai trực tiếp dạy dỗ, quản lý; tiếp đến là cha mẹ ly thân, ly hôn, không quan tâm, thường xuyên cãi vã, đánh chửi nhau… Vừa rồi, ở trường có trường hợp một HS lớp 8 vi phạm kỷ luật, tôi cho mời phụ huynh thì cha không có, mẹ đi làm tận TP Hồ Chí Minh. Em này không chỉ ở nhà một mình mà còn phải thay cha mẹ chăm sóc, nuôi dạy đứa em còn khá nhỏ…

* Thế còn về phía GV và nhà trường thì sao, có thực sự là môi trường “thân thiện” để HS “tích cực”?

- Trong nhà trường hiện nay, HS bị áp lực về chuyện học rất nhiều. Trước đây, HS cấp 3 có một tuần lao động tập trung. Qua lao động đã gắn kết thầy và trò thân thiện hơn. Bây giờ HS chỉ có… học. Các hoạt động ngoài giờ cũng bị rút từ 4 tiết xuống còn 2 tiết/tháng. GV nào có năng khiếu tốt, nhiệt tình thì còn chịu khó tổ chức sao cho hiệu quả, bằng không, chỉ làm cho qua chuyện.

Trước đây, tôi cũng đã từng tập hợp những HS yếu kém nhất trong trường để mở một lớp “phổ cập chất lượng cao”, bằng cách tăng giờ dạy thêm và GV phụ trách lớp phải dạy theo phương pháp… “từ từ”, giúp HS theo kịp chương trình, khắc phục được lỗ hổng kiến thức để thi tốt nghiệp. Ý đồ thì tốt, nhưng thực hiện không thành công. Lớp này, đến giữa chừng đã phải thay GV khác vì GV cũ đã không đủ năng lực và cả sự nhiệt tình để tham gia giảng dạy cho đối tượng HS “đặc biệt”.

* Thế trường làm thế nào để đánh giá một cách chính xác nhất thực lực của đội ngũ GV?

- Theo tôi, đội ngũ GV dạy cấp 3 ở trường tương đối chuẩn, nhưng đối với GV cấp 2, đạt yêu cầu chỉ 1- 2 người, dù tất cả đều có bằng cấp trình độ đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn. Để đánh giá GV, trường có nhiều kênh: dự giờ trực tiếp; thông qua tổ chuyên môn, dư luận HS, phụ huynh HS và thanh tra Sở GD-ĐT. Trong kế hoạch thanh tra toàn diện 1/3 GV hàng năm theo yêu cầu, có GV năm ngoái thanh tra rồi, năm nay trường vẫn thanh tra lại. Có thầy cô thắc mắc… tôi đã nêu quan điểm: thầy, cô nào chuyên môn vững vàng rồi thì không phải thanh tra nữa. Thầy, cô nào chưa đạt yêu cầu thì trường vẫn phải tiếp tục thanh tra cho đến khi đạt thì thôi… Nếu cứ năm này thanh tra 1/3 GV, năm sau thanh tra 1/3 GV khác, năm sau nữa thanh tra 1/3 GV còn lại, thì sẽ tạo ra tư tưởng đối phó trong GV. Anh nào đã thanh tra thì coi như “thoát nạn” không cần phải cố gắng nữa, là không được.

Có nhiều kênh đánh giá GV, nhưng ở trường, “kênh” chính vẫn là “nói chuyện riêng” với Thanh tra Sở sau khi họ về thanh tra GV trường mình. Bởi, trên giấy tờ có thể thanh tra còn du di cho GV, nhưng khi hiệu trưởng đã làm việc riêng thì họ nói thật. Có trường hợp năm kia, ở trường có GV dạy Sử đến tập sự. Qua phản ánh của học trò, GV này dạy quá yếu. Nếu sòng phẳng ra thì không thể xét hết tập sự được, nhưng cô ấy đang có thai, mà người Việt Nam ta lại hay “vị tình” nên cuối cùng GV này đã được xét, ở mức độ đạt.

* Xã hội vẫn luôn kêu rêu, đạo đức HS hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Là một nhà quản lý GD, ông có những trăn trở gì trước hiện tượng này?

- Nếp sống gia phong hiện nay không còn được như xưa. Cách sống công nghiệp nửa nông thôn, nửa thành thị cũng ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của các thành viên trong xã hội, trong đó có học trò. Trước đây, trường làm một cuộc điều tra và đã kết luận rằng: những HS nói tục nhiều, hầu hết đều có những người cha nói tục nhiều… Trong khi, HS hạnh kiểm tốt, tuy chiếm trên 50% nhưng “chìm”, còn HS yếu, kém thì chỉ cần vài phần trăm thôi là đã “nổi” nên tạo cho xã hội cái cảm giác HS hư nhiều quá.

Hơn nữa, hiện nay, GV ít quan tâm đến GD đạo đức HS do áp lực chương trình học nặng, nhiều môn, các môn co lại nhưng lượng kiến thức vẫn phải bảo đảm. Với 45 phút trên lớp, GV chỉ lo dạy chứ không có thời gian rèn luyện thêm cho HS trên lớp.

* Vậy, trường làm cách nào để quản lý, GD đạo đức cho HS?

- Năm ngoái, trường đã phải đưa vào danh sách “cá biệt” 9 HS. Đây là số HS mà GV chủ nhiệm đã bó tay, gia đình cũng bó tay. Tôi phải trực tiếp quản lý, GD các em. Hàng ngày, hết giờ học, số HS này phải lên trình diện hiệu trưởng, báo cáo trong ngày có vi phạm gì không... Trước mặt hiệu trưởng, các em tỏ ra… sợ, nhưng về nhà lại vẫn chứng nào tật ấy, có em bỏ nhà đi ăn cắp. Tôi phải ra quyết định đuổi  học. Năm ngoái, trường đuổi học 2 HS trong thời hạn một năm và buộc nghỉ học một tuần đối với 6-7 em khác… 2 năm nay, để giải quyết tình trạng HS ngồi quán, trường đã hợp đồng với một công an thôn. Hàng tháng, trường trả cho anh này 400 ngàn đồng (kinh phí do phụ huynh lo) để làm nhiệm vụ dẹp bỏ những băng nhóm lởn vởn trước cổng trường nhằm lôi kéo HS trong trường bỏ học. Vậy nên, tình trạng này được cải thiện một cách rõ rệt.

Tôi xin đơn cử một ví dụ. Đó là trường hợp một HS lớp 7 ăn cắp xe đạp, trường quyết định kỷ luật. Học lực yếu, hạnh kiểm yếu, HS này sẽ ở lại lớp. Phụ huynh của em đã đến trường tha thiết xin cho con được lên lớp để chuyển đi trường khác một năm. Năm sau, HS này quay lại trường nhưng vẫn chứng nào tật ấy. Tôi gọi lên gặp 2,3 lần, em này bức quá “nhảy” luôn. Tôi cứ tự hỏi, vậy tại sao ở trường kia, HS này vẫn tồn tại được? Phải chăng, đó là thái độ “sống chết mặc bay”; cứ cho lên lớp, không quan tâm đến nữa. Buông xuôi học trò, chất lượng GD sẽ đi đến đâu… Rồi vẫn chỉ là chất lượng ảo, HS “ngồi nhầm lớp”. Cuộc vận động “Hai không” của ngành là tốt, nhưng còn nằm trên “ngọn”. Cái “gốc” vẫn là làm thế nào quản lý tốt quá trình rèn luyện, học tập của HS. Mà ở đây, gia đình- xã hội- nhà trường đều có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng và quyết định đến thái độ, ý thức học tập, phấn đấu của các em.

  • Cẩm Ly (Thực hiện)

Ông Đinh Văn Ất, hiện là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường THPT Hoài Ân. 29 năm trong ngành GD, ông đã trải qua 22 năm làm cán bộ quản lý. Năm 1998, trường bán công Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hoài Ân) được thành lập, ông Ất được điều chuyển sang làm hiệu trưởng trường này trong điều kiện trường mới, mô hình mới còn nhiều khó khăn. Nhưng với tâm huyết của một nhà quản lý GD, ông đã sớm đưa trường vào ổn định và đạt được những thành tích đáng kể. Cuối năm 2002, ông lại được điều chuyển về lại trường THPT Hoài Ân- tiếp tục quản lý một ngôi trường đa cấp, đa hệ thuộc vào bậc nhất trong tỉnh. Trong quá trình công tác, ôâng Ất đã nhận được nhiều bằng khen của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh.

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tre  (06/12/2008)
Góp phần khôi phục, phát triển bền vững làng nghề  (06/12/2008)
Nhiều đổi mới tại Trung tâm giao dịch vàng ACB  (06/12/2008)
Giọt máu tình nguyện  (06/12/2008)
Xóm Cá giữa đồng lúa  (06/12/2008)
Thơ  (06/12/2008)
Đôi mắt còn vương theo  (06/12/2008)
Canh tập tàng  (06/12/2008)
Gương sáng già làng Hơ rê  (06/12/2008)
Cảnh báo về những vụ xâm hại tình dục người chưa thành niên  (06/12/2008)
Hát bằng chính xúc cảm của mình  (06/12/2008)
31 năm, thầm lặng bảo quản phục trang Tuồng  (06/12/2008)
Cần được quản lý chặt chẽ hơn  (06/12/2008)
Gặp một thầy võ trẻ  (06/12/2008)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (06/12/2008)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn