* Phóng sự ảnh của Võ Chí Hà
Nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, ở từng bản làng, được tồn tại và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chính là nhờ sự gìn giữ, phát huy của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc và của cộng đồng từng làng. Nổi bật trong công việc này ở các xã miền núi của huyện Hoài Ân có những nghệ nhân tiêu biểu, những người đã và đang âm thầm lưu giữ những giá trị văn hóa của người Ba na, người H’re, góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho các thế hệ trao truyền, nối tiếp và phát huy.
|
Bà Yă Chanh, 75 tuổi, ở làng T2 (Bok Tới), một nghệ nhân biết và chơi thành thạo cây đàn pơ lơn khơn. Bà đã truyền dạy lại cho những người con trong gia đình thành thạo kỹ năng đánh loại đàn này và trở thành thành viên nòng cốt của Đội văn nghệ quần chúng xã Bok Tới. |
|
|
Đinh Bá Du, 72 tuổi, làng O6 (Đak Mang), người biết lưu giữ nhiều loại nhạc cụ dân tộc, làm và truyền dạy cách chơi các loại đàn cho lớp trẻ trong làng. Nổi bật là cây đàn pơ-ren. Ngoài ra, ông còn biết nhiều chuyện cổ tích Ba na. Ông hay tổ chức kể cho các em nhỏ trong làng nghe. |
|
|
Bok Đinh Bá Hay, 82 tuổi, làng O10 (Đak Mang), còn nhớ rất nhiều bài dân ca Ba na. Đặc biệt, Bok hát hơamon rất hấp dẫn. Hiện nay, Bok có ý định chép lưu lại toàn bộ các bài dân ca, hơamon mà Bok biết. |
|
|
Đinh Bá Hưa, 81 tuổi, ở làng T2 (Bok Tới), một nghệ nhân tiêu biểu việc đan các loại gùi của người Ba na. Sản phẩm ông làm rất đẹp vì có những hoa văn sắc sảo. Những người trong làng, nhất là lớp trẻ đến học hỏi cách làm, ông đều tận tâm chỉ dạy. |
|
|
Chị Đinh Mí Sơn, 45 tuổi, ở Bok Tới, là một người phụ nữ giỏi giang trong việc duy trì nghề dệt thổ cẩm. Sản phẩm chị làm ra không chỉ phục vụ trong làng, mà còn bán đi nơi khác rất được ưa chuộng. | | |