Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san
20:7', 3/6/ 2008 (GMT+7)

Lên chơi sao được!

Trên bãi đất trống ở nông thôn, một tốp thiếu niên chia phe đá bóng sôi nổi. Một bà cụ đi qua thấy ở cuối bãi, một cậu bé đứng một mình chăm chú nhìn cuộc chơi, liền bước lại nói:

- Tội nghiệp! Các bạn không cho cháu chơi à? Cháu cứ lên chơi đi, để bà nói hộ cho.

- Lên chơi sao được, cháu là thủ môn mà!

  • Nga Nga

 

Liên kết làm ăn

Người nọ nói với một chủ doanh nghiệp kiêm hội viên sinh-vật-cảnh tỉnh:

- Biết anh có vốn lớn, tôi muốn liên kết với anh để trồng mai kinh tế.

- Hoan nghênh. Thế anh sẽ góp bao nhiêu phần trăm vốn?

- Vốn thuộc phần anh lo. Anh nhiều vốn tôi mới liên kết với anh.

- Thế anh có bao nhiêu diện tích đất vườn?

- Đất trồng mai hễ có vốn thì mình mua hoặc thuê, khó gì!

- Thế nhân viên kỹ thuật, nghệ nhân chăm sóc?

- Có vốn mình cũng thuê luôn!

- Vậy anh đóng góp gì vào liên doanh?

- Tôi đã có 1 tạ hạt mai giống quý 24 cánh, mang về từ Thủ Đức.

  • Mai

 

Miễn dịch

Tại một lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, giảng viên nhắc nhở:

- Các bạn nên cẩn thận, khi mua thịt heo coi chừng heo bị dịch tai xanh; mua thịt bò chú ý bò bị dịch lở mồm long móng; mua gà, vịt phải đề phòng gà, vịt bị dịch cúm gia cầm…

Bỗng ở cuối phòng, một học viên nói lớn:

- Hiện nay mọi thành viên trong gia đình tôi đã miễn dịch với các loại vi khuẩn ấy rồi.

- Sao lại được miễn dịch?

- Vì giá cả thực phẩm tăng cao quá, gia đình tôi mua thịt không nổi thì làm sao bị dịch được!

  • Lưu Ly

 

Tiền và tội

Đang thời buổi môi trường ô nhiễm

Có biết bao dịch bệnh xảy ra

Nào là cúm vịt, cúm gà…

Tiêu chảy cấp, dịch lợn nhà tai xanh…

Lợn tai xanh chết chôn dưới hố

Có những người lại cố đào lên (!)

Một số đi báo đi trình

Mong kiếm ít tiền hỗ trợ xài chơi (!)

Còn số khác nào quay nào nướng

Thành “món ngon” đem bán tiệm ăn (!)

Hành vi lộng giả thành chân

Các tay bợm nhậu khó lần cho ra!

 

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tiền chữ tội khéo mà kết nhau (!)

  • Thủy Triều

 

Đôi mắt dưới mắt nhà thơ

Dưới con mắt nhà thơ, đôi mắt của người yêu được định nghĩa hết sức lạ lùng. Có khi nó chẳng khác gì là một báo hiệu của một trận “đại hồng thủy”:

- Chỉ cần một ánh mắt trông

Là khơi chớp bể, là dông bão về…

(Nguyễn Đỗ Lưu)

Lạ lùng nhất là có thi nhân cho rằng đôi mắt của người yêu lại… không thật:

- Có một loài hoa không thể héo

Là hoa trong mắt của em nhìn…

(Hoàng Cát)

Không bao giờ héo thì đích thị là hoa nhựa rồi. Hoặc có ông thơ thẩn quá mức, nhìn gà hóa cuốc: mắt nhỏ xíu như thế lại ví với cái… chuồng chim:

- Chim bay rộn rã trong màu mắt

Nhớ bóng em vàng sương tháng hai

(Tạ Nghi Lễ)

Mắt người yêu đôi khi lại có thể biến thành dụng cụ để dự đoán thời tiết:

- Anh thương đôi mắt ấy

Không khóc mà giăng mưa

(Trần Tương)

Và từ ánh mắt đó, thi nhân có thể biết được đất trời đang chuyển mình:

- Ngoài vườn - Đông mới chớm màu

Trong đôi mắt - sắc Thu sau đã chớm vàng

(Đỗ Trọng Khôi)

Chỉ với đôi mắt của người yêu thôi, mỗi nhà thơ lại cho ra những “định nghĩa” rất khác nhau. Xem thế, hiểu thơ đã khó, hiểu được người “sản xuất” ra thơ lại càng khó đến vạn lần.

  • Trần Quang Thắng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trường Lâm đất anh hùng  (01/05/2008)
Nhớ những ngày ở Đồi Chè  (01/05/2008)
Làng nghề đón Festival  (01/05/2008)
Về thăm đất nghề An Nhơn  (01/05/2008)
Qua cầu Trường Thi, đi tìm những bến nước con đò  (01/05/2008)
Tuyển chọn nhiều giống cây trồng mới cho năng suất, chất lượng tốt  (01/05/2008)
Rau sạch lại… chết !  (01/05/2008)
Trộm chó thời nay  (01/05/2008)
Khôi phục nghề truyền thống, tạo việc làm cho người dân  (01/05/2008)
“Xì trét” nơi công sở  (01/05/2008)
“Văn hóa clip” lan rộng trên Internet  (01/05/2008)
Thơ  (01/05/2008)
Hãy lao lên phía trước  (01/05/2008)
Chăm sóc SKSS - chuyện không của riêng ai  (01/05/2008)
Những người giữ hồn của núi  (01/05/2008)