Thứ ba, ngày 1/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Tết quê nhà, còn nhớ hay đã quên
15:43', 3/1/ 2009 (GMT+7)

* Bút ký của Huỳnh Kim Bửu

Thuở trước, mới đầu tháng Chạp, các chợ Gò Chàm, Đập Đá, Cảnh Hàng... đã nhộn nhịp cảnh mua bán chuẩn bị cho cái Tết đang đến gần: vải vóc, quần áo, gạo nếp, dụng cụ gia đình... Từ ngày 22 trở đi, chợ Gò Chàm (cũng gọi là chợ Phủ) nhóm thêm chợ đêm nữa. Chợ Tết đêm mỗi năm chỉ có một dịp, cho nên được nhiều người chờ đợi từ trước, nhất là các chàng trai, cô gái ở các làng quê lân cận. Họ đi chợ đêm để gặp gỡ và cũng để mua sắm cho nhau trong niềm rạo rực sắp được đón Tết.

 

Chợ Tết. Ảnh: Duy Tân

 

Thời đó, tôi là cậu bé lên mười, lòng sướng vui mỗi khi được mẹ dẫn đi chợ Tết để được xem cảnh mua bán nhộn nhịp, đông vui và để vòi vĩnh mẹ mua quà. Quà được lũ nhỏ chúng tôi ưa thích là những cái trống rung bịt giấy bóng, con gà cồ đất để miệng vào thổi thì nó biết gáy kéc ke ke…

Còn mấy ngày nữa là đến Tết, nhà nào cũng lo trang trí nhà cửa, tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Các hàng rào cây chè xanh, duối xanh được cắt gọn gàng, ngay ngắn. Nhiều nhà trồng trụ đèn trái ấu, cây nêu cao ở trước nhà, dán câu đối Tết ở hai trụ ngõ. Những ông già ngồi cắt hoa giấy ngũ sắc, dán vào cộng thép hoặc thanh tre chuốt mảnh tạo thành những cành huệ, cành cúc, cành mai... để cắm lục bình trên bàn thờ gia tiên. Nhiều nhà trồng cúc, thược dược, vạn thọ...trước sân, xen với những rò rau ngò cúc; trong làn hơi lạnh của tiết lập Xuân, hoa nở khoe sắc hương và rủ ong bướm về, dệt nên một cảnh Xuân sang đậm hồn quê.  

Mỗi năm, mỗi Tết qua đi. Từ năm tôi là một cậu học sinh trường huyện và có dịp đi chợ Tết, tôi đã bắt đầu để ý tới những ông già áo dài khăn đóng ngồi viết bức bên hè phố chợ. Người ta gọi đó là những ông thầy đồ. Bao người ra chợ, xem thầy đồ viết chữ và mua những tấm bức đại tự của ông để đem về treo trên bàn thờ gia tiên, làm tấm bức thờ. Những tấm bức viết chữ Phước, không thì chữ Thọ, chữ Thái sơn hoặc chữ Càn khôn…Tấm nào cũng viết chữ bằng mực Tàu đen nhánh, nét chân phương trên nền giấy kim tuyến hoặc giấy bồi đỏ thẫm ẩn hiện nét hoa văn cổ.

Không ít nhà treo tranh Tết mua ở các hiệu buôn Tàu trên các chợ Gò Chàm, Đập Đá... Người ta mua những tranh “Tứ bình” in mộc bản Mai - Lan - Cúc - Trúc, Bát Tiên, Mục Kiền Liên, Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Toản... Mẹ đi chợ Phú Đa mua về một bộ tranh Phù Đổng Thiên Vương đuổi giặc Ân treo ở phòng khách.  Đi học về thấy tranh, tôi và thằng Út dán mắt vào xem. 

Suốt tháng Chạp, trên con đường làng đất đỏ mọc lan cỏ gà, những cây dứa dại, vẫn xuôi ngược đông người. Nông dân đi làm đồng, những bà, những cô đi chợ Tết, người về Tết… Họ kháo nhau về việc mua sắm Tết, chuyện những người làm ăn xa về Tết… làm ầm ĩ con đường vốn đã hẹp. Nhưng đến xẩm tối 30 thì người ta thấy con đường bắt đầu vắng vẻ. Nhà trên, ba đã thắp đèn nến sáng choang và báo cho cả nhà Giao thừa đã đến. Lòng tôi bồi hồi cảm động vì thấy bao điều thiêng liêng ở phút giây này. Gương mặt của mọi người, ai cũng tươi vui. Mẹ đi thăm nồi bánh tét, còn chị Hai thì vẫn ngồi tỉa tót những bánh hoa quả. Mãng cầu, chanh, ớt... bằng bột nếp nhuộm màu, trông giống như thật. Sáng mồng Một, mẹ dặn mọi người phải tử tế với nhau để cho cả năm gặp toàn chuyện vui. Chị Hai dẫn tôi và thằng Út ra đường làng, chị bảo là đi xuất hành. Có đông người đi xuất hành như chị em chúng tôi. Họ ăn mặc thật đẹp và nói cười tươi vui dưới ánh Xuân của ngày đầu năm.

Mấy ngày Tết, đình làng tổ chức hội đình với các trò chơi: Hội bài chòi, đánh đu, đập ấm, bịt mắt bắt dê... Người trong làng ra xem. Các chàng trai, cô gái làng khác cũng sang xem như thể vừa du xuân vừa giao duyên để sau đó để lại bao “chuyện tình’’: Trai Thuận Thái nhớ gái Kim Tài / Trách con sông Gò Chàm nó chảy, rẽ hai chúng mình (Ca dao). Chùa làng ngày nào cũng đông vui. Bổn đạo, Phật tử, nhất là các cụ ông, cụ bà về chùa lễ Phật, mừng Xuân Di Lặc, hái lộc đầu Xuân... Những người có học thức: thư sinh, hàn sĩ, thầy đồ, ông tú, ông cử... thường lấy việc “khai bút’’ đầu xuân làm thú tao nhã. Đến đêm Rằm tháng Giêng thì mọi người tụ hội về nhà ông Cử Nhì ở thôn Thái Liêm để “trình làng’’ những bài thơ khai bút đó. Thật là một cuộc uống rượu ngâm thơ dưới vầng trăng Nguyên tiêu đầy thi hứng.

Từ mồng Năm trở đi, diễn ra các lễ hội nổi tiếng: Vía Chùa Ông thành Bình Định ngày 12, chùa Bà Liêm Lợi ngày 17, Tổ nghề dệt Chùa Kén - Phương Danh ngày 21... Các lễ hội đều có cúng tế, hát bội… Đặc biệt, lễ hội Đống Đa, kỷ niệm trận đại thắng của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung, ngày mồng Năm Tết, là lớn nhất. Lễ hội tái hiện lại phong trào Tây Sơn và tài thao lược của Vua Quang Trung. Người đi trẩy hội, từ  các nơi đổ về Điện Tây Sơn (nay là Bảo tàng Quang Trung) như nước chảy.

Mâm cơm ngày Tết, mẹ dọn lên bữa nào cũng tinh tươm: thịt kho tàu, thịt thưng, nem, chả, bánh tráng, dưa kiệu, dưa leo... Ba tôi vừa ăn vừa uống rượu và bảo mọi người cùng ăn uống với ông cho thật vui. Ba tôi quanh năm đi làm ăn xa, đến Tết mới về cho gia đình được đoàn tụ. Ba bảo, một năm chỉ được một dịp Tết về ngồi với vợ con, uống ly rượu Bàu Đá, ăn miếng bánh tét do mẹ gói; ở quê người, ba nhớ lắm món ngon, hương vị của quê nhà.

  • H.K.B
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Còn nhiều việc phải làm  (03/01/2009)
Những cánh én mùa xuân  (03/01/2009)
Bãi Xép: Gần mà xa  (03/01/2009)
Niềm vui ngày xuân  (03/01/2009)
1.000 đồng và những tấm lòng  (03/01/2009)
Vấn nạn côn đồ nhìn từ một vụ án  (03/01/2009)
Tết này nhà mình vui hơn  (03/01/2009)
Thơ  (03/01/2009)
Tháng Chạp, mùa “dẫy mả”  (03/01/2009)
Bàn về vấn đề dạy thêm, học thêm  (03/01/2009)
Tiếng đàn cò của những “nghệ sĩ đồng bào”  (03/01/2009)
Đất võ An Nhơn  (03/01/2009)
Càng “chơi” càng lộ rõ hạn chế  (03/01/2009)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (03/01/2009)
Cô giáo trẻ và Câu lạc bộ luyện chữ Hồn Việt  (06/12/2008)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn