bánh ngân sách” quá nhỏ, xã hội hóa giáo dục (XHHGD) được xem là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao điều kiện dạy và học, từ đó, nâng cao chất lượng giáo dục. Huyện Phù Mỹ là điển hình trong cả tỉnh về làm tốt công tác này.
|
Nhờ làm tốt công tác XHHGD, nhiều trường học ở huyện Phù Mỹ đã được xây dựng khang trang. - Trong ảnh: Một góc Trường THCS Mỹ Đức.
|
Ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phù Mỹ, cho biết: Cách đây 5 năm, do yêu cầu đổi mới việc dạy học và quy mô giáo dục của huyện ngày càng tăng, nhất là giáo dục phổ thông nên cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học của nhiều trường còn rất khó khăn. Hơn nữa, học sinh (HS) tiểu học phải hướng đến mục tiêu học 2 buổi/ngày, HS bậc THCS đang học tại các trường PTTH đòi hỏi phải được tách riêng… nên cơ sở vật chất trường học ngày càng thiếu thốn. Nhiều phòng học ở các điểm phụ của các trường tiểu học xuống cấp nặng, phòng học của hệ thống mẫu giáo xã còn quá tạm bợ, hầu hết HS phải học ở trụ sở thôn, trường mẫu giáo chưa có nhà làm việc của Ban giám hiệu, chưa có công trình vệ sinh… Hàng năm, mỗi xã, thị trấn đã bỏ ra hàng chục triệu đồng tu sửa trường lớp nhưng qua mùa bão lũ lại hư hỏng phải tiếp tục sửa chữa… Làm thế nào để phát triển GD-ĐT trong lúc huyện còn nghèo, kinh phí đầu tư cho GD-ĐT còn hạn chế? Ngành GD-ĐT Phù Mỹ đã quyết tâm huy động toàn xã hội làm giáo dục, tạo thành phong trào rộng lớn trong xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục…
Thông qua tổ chức Đại hội giáo dục cấp huyện, xã, ngành đã làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa XHHGD, đặc biệt là xây dựng cơ sở vật chất trường học. Phương châm của huyện là hỗ trợ một phần kinh phí, xã tiết kiệm ngân sách và nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Các trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn được thành lập và củng cố, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc học, xây dựng xã hội học tập ở các địa phương và cộng đồng dân cư; hình thành và đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện Hội phụ huynh HS và thành lập Hội đồng trường theo Điều lệ trường học… để hướng toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục.
Trong quá trình thực hiện XHHGD, cán bộ, giáo viên trong ngành được xác định là chủ thể, nhân tố quyết định đối với việc XHHGD ở các địa phương. Các Ban đại diện cha mẹ HS được phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Giáo dục, Hội Khuyến học, Hội Cựu chiến binh, Hội LHPN, Hội Nông dân… Tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ của các tổ chức từ thiện, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cá nhân có thiện tâm với thế hệ trẻ, đặc biệt là sự đóng góp công sức của cha mẹ HS, của nhân dân địa phương và các xã, thị trấn… Nhờ vậy, qua một thời gian đẩy mạnh công tác XHHGD, đặc biệt là trong năm học 2008-2009, cơ sở vật chất trường học của huyện đã có sự thay đổi đáng kể. Toàn ngành GD-ĐT huyện hiện có 1.058 phòng học, trong đó, có 40% số phòng học kiên cố. Đến cuối năm học 2008-2009, huyện đã có 39 thư viện đạt chuẩn theo Quyết định 01 của Bộ GD-ĐT; 19 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia…
Trong năm học 2008-2009, ngoài việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình trường học từ nguồn kinh phí của Nhà nước, ngành GD-ĐT huyện đã huy động nhân dân đóng góp được gần 6 tỉ đồng để xây dựng thêm phòng học, nhà làm việc, tường rào, cổng ngõ, nhà xe, nhà vệ sinh, nâng mặt bằng và bê tông hóa sân trường… |
XHHGD không chỉ đơn thuần là việc vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ tiền cho giáo dục. Đó còn là sự tham gia của toàn xã hội trong việc động viên, khuyến khích, phát triển sự học; vận động HS nghèo, bỏ học trở lại trường. Các Hội Khuyến học của huyện đã đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài như vận động tài trợ trao học bổng, phần thưởng cho HS giỏi, HS nghèo vượt khó học giỏi, các giáo viên dạy giỏi có nhiều thành tích trong giảng dạy. Trong các năm qua, Hội Khuyến học từ huyện đến các xã, thị trấn trong huyện đã tổ chức trao trên 406 triệu đồng học bổng và phần thưởng cho HS. Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác cũng đã dành cho sự nghiệp giáo dục huyện nhiều ưu ái. Cụ thể như: Tổ chức Đông Tây hội ngộ đã tài trợ cho HS nghèo 4 xã Mỹ Thắng, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Phong, Mỹ An trên 1,64 tỉ đồng (từ năm học 2003-2004 đến năm học 2008-2009); Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn tài trợ 100 triệu đồng; Hội đồng hương người Phù Mỹ ở các tỉnh, thành phố tài trợ trên 94 triệu đồng…
Ông Nguyễn Minh Đức cho biết, để làm tốt công tác XHHGD phải làm tốt công tác tuyên truyền để toàn dân nhận thức được “giáo dục là quốc sách hàng đầu”; “giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”… Bên cạnh đó, các trường phải năng động, sáng tạo, biết tranh thủ sự lãnh đạo của các ngành, các cấp, quan hệ tốt với nhân dân thì kết quả XHHGD mới cao. Ngoài ra, việc sử dụng hợp lý các nguồn vốn nhân dân đóng góp cũng là một cách kích thích nhân dân chăm lo cho giáo dục...
|