Chủ Nhật, ngày 30/3/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Tấm lòng chiến sĩ Bình Định với các làn điệu dân ca quê hương
14:17', 31/12/ 2009 (GMT+7)

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn vừa tổ chức Liên hoan (LH) Tiếng hát dân ca, hòa tấu, độc tấu nhạc cụ dân tộc. Đây là lần đầu tiên một Liên hoan như vậy diễn ra, nên ngay khi phát động đã làm háo hức nhiều chiến sĩ yêu thích dân ca, nhạc cụ dân tộc.

 

Một tiết mục tham gia Liên hoan. Ảnh: Bá Sinh

 

Đúng như mong đợi của những người tổ chức chương trình, 11 đơn vị tham gia đã đem đến LH rất nhiều làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc đặc trưng vùng, miền. Được lựa chọn nhiều nhất là những làn điệu bài chòi Bình Định, thể hiện trong các tiểu phẩm dân ca - kịch. Ngoài ra, còn có dân ca Bana, dân ca H’rê, dân ca Chăm, cồng chiêng, đàn T’rưng, đàn Pơlơnkhơn, đàn K’rôngbut, trống P’rưng… 

Để các đơn vị vừa có thể tham gia LH lại vừa hoàn thành được công tác, Ban tổ chức đã quyết định chia LH thành 2 khu vực: khu vực I gồm 5 cơ quan quân sự ở phía bắc tỉnh (Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân và An Lão); khu vực II có 6 cơ quan quân sự ở phía nam (TP Quy Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Vân Canh và Vĩnh Thạnh). Theo quy định, mỗi đơn vị tham gia một chương trình trong vòng 25 phút, khoảng từ 3 đến 4 tiết mục, với các thể loại: hát dân ca, tiểu phẩm dân ca - kịch và biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Để tạo sự phong phú và hấp dẫn cho LH, Ban tổ chức cho phép các đơn vị được liên kết với Huyện đoàn, Thành đoàn, nhưng số lượng diễn viên “ngoại đạo” không được quá 30% tổng số diễn viên. Ý tưởng này đã gỡ thế bí cho nhiều đơn vị khi thiếu vắng các giọng ca nữ, nên ngay lập tức được hưởng ứng nhiệt tình.

Có khoảng thời gian khá dài (hơn một tháng) để chuẩn bị, nên tất cả các đơn vị đều đầu tư, tập luyện rất bài bản, kỹ lưỡng. Đa số nhờ sự giúp sức của các trung tâm văn hóa trong việc biên soạn kịch bản, và mời các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp, các nghệ nhân uy tín trong làng, bản đến dàn dựng, hướng dẫn diễn viên cách ca, cách hát. Nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ấy, nên những diễn viên xa lạ với ánh đèn sân khấu, đã thể hiện rất tự tin và thành công những tiết mục của mình.

Anh Đinh Văn Tân, Chính trị viên phó Cơ quan quân sự huyện Vĩnh Thạnh, một trong những diễn viên tham gia biểu diễn cho biết: “Lực lượng được chọn dự LH lần này phần lớn là các chiến sĩ người Bana trong đơn vị. Với chúng tôi, chuyện đánh cồng đánh chiêng, chơi nhạc cụ dân tộc không lạ lẫm gì. Lần nào về với bà con trong làng hay dự các kỳ lễ hội, ngay cả khi về nhà, chúng tôi đều đánh cồng chiêng. Một số người còn thuộc nhiều bài dân ca nữa. Thế nhưng, đến với LH, chúng tôi phải tập rất nhiều, vì biểu diễn trên sân khấu có quy định thời gian cụ thể, không giống như khi chơi trong làng”.

Các đêm diễn ra LH luôn có rất đông khán giả, cổ động viên các đội đến và nhiệt tình cổ vũ. Từng làn điệu dân ca thấm đẫm tự tình quê hương được các diễn viên - chiến sĩ thể hiện rất mượt mà, ngọt ngào, làm lay động lòng người nghe. Đứng bên dưới sân khấu, khá đông khán giả nhẩm theo lời hát hoặc vỗ tay tán thưởng theo từng câu, chữ. Theo mỗi đêm diễn, những làn điệu dân ca dần hồi sinh và lan tỏa đến nhiều người. 

Một trong những nét hay của LH lần đầu tiên này là các đơn vị không chỉ thể hiện đặc sản của địa phương mình, mà còn tìm hiểu và thử sức ở các làn điệu khác của quê hương. Chẳng hạn, đơn vị Vĩnh Thạnh và An Lão, ngoài dân ca Bana và H’rê sở trường, còn thể hiện các làn điệu bài chòi, tuy không thật tròn trịa như các đơn vị Tuy Phước, An Nhơn, nhưng đã tạo được sự gần gũi, giao thoa văn hóa giữa vùng, miền. Hay khi đơn vị TP Quy Nhơn biểu diễn tiết mục hòa tấu nhạc cụ Tây Nguyên, những người con của núi rừng đã tỏ ra xúc động khi thấy đồng bào Kinh yêu mến, hiểu biết và thể hiện tốt nhạc cụ của dân tộc mình.

Kết thúc LH, đơn vị An Lão (khu vực I) và đơn vị Vĩnh Thạnh (khu vực II) xứng đáng được trao giải Nhất vì những chương trình hay và sự thể hiện xuất sắc của họ. Thế nhưng, cái được lớn nhất sau LH chính là sự hồi sinh những làn điệu dân ca trong môi trường lực lượng vũ trang, nơi có rất nhiều chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trẻ tuổi.

Anh Nguyễn Dự, một thành viên trong Ban Giám khảo nhận xét, các đơn vị đến với LH đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, một số tiết mục được dàn dựng công phu, hoành tráng. Điều đáng mừng là đa số diễn viên trẻ hát dân ca khá tốt, cho thấy có sự tìm tòi, học hỏi, nắm bắt các làn điệu dân ca. Hy vọng đây sẽ là bước khởi đầu thuận lợi và sẽ có những LH kế tiếp để dân ca được thực sự hồi sinh trong lòng thế hệ trẻ.

  • Nguyễn Đồng Sinh
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trống đồng Bình Định với mùa xuân văn hóa Việt Nam  (31/12/2009)
Hướng tới nhu cầu đa dạng của người dân  (31/12/2009)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (31/12/2009)
Sau tiếng “Cha” là tiếng “Thầy”  (04/12/2009)
Nhớ về một người thầy  (04/12/2009)
Tình người trong lũ  (04/12/2009)
Rách lành đùm bọc  (04/12/2009)
Cày đồng  (04/12/2009)
An Nhơn - Đất trăm nghề  (04/12/2009)
Làm nghề truyền thống - sống được  (05/12/2009)
Mái ấm cho những mảnh đời bất hạnh  (04/12/2009)
Một kiểu tàn phá rừng tận gốc  (04/12/2009)
Đái tháo đường - ngày càng khó kiểm soát  (04/12/2009)
Sự sống diệu kỳ  (05/12/2009)
Thơ  (04/12/2009)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn