Bữa ăn của trẻ
20:58', 3/3/ 2009 (GMT+7)

Trẻ con cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát triển thể chất và trí tuệ (ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: Bảo Hoàng

Lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học được xem là giai đoạn phát triển nhanh chóng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Do đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong giai đoạn này rất quan trọng.

* Dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi mầm non

Trên địa bàn TP Quy Nhơn, hầu hết các trường mẫu giáo đều rất quan tâm đầu tư chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Các trường đều cho các cô nuôi đi học kỹ thuật nấu ăn, thường xuyên nghiên cứu thực đơn, cân đối giữa lượng và chất đảm bảo đủ calo cho trẻ. Hơn nữa, để bữa ăn của trẻ thêm đa dạng, các trường thường xuyên thay đổi thực đơn.

Cùng với việc chăm sóc bữa ăn, một số trường còn kết hợp kiểm tra sức khỏe cho các cháu, lập biểu đồ tăng trưởng hàng tháng. Đối với những cháu suy dinh dưỡng, trường kết hợp với gia đình có chế độ bồi dưỡng thêm để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Tại Trường Mầm non bán công 2-9 TP Quy Nhơn, để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ, nhà trường đã cân đối lượng đạm, chất béo, đảm bảo cho trẻ được cung cấp đủ calo 1.000 - 1.100 trong ngày. Mặt khác, trường đã ký hợp đồng với đại lý cung cấp thực phẩm đảm bảo nguồn thực phẩm tươi, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì, nhà trường đã kết hợp với gia đình để có chế độ ăn thích hợp. Đối với những trẻ ăn chậm hay lười ăn, các cô sẽ cho trẻ ngồi ở một bàn riêng để thuận lợi trong việc chăm sóc, khích lệ trẻ.

Còn Trường Mẫu giáo bán công Hương Sen, ngoài việc ký hợp đồng với các hộ sản xuất rau sạch ở phường Nhơn Phú, trường còn có Ban Thanh tra kiểm tra đầu vào của nguồn thực phẩm cung cấp hàng ngày. Cô Trương Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Các cô cấp dưỡng của trường đều được học kỹ thuật nấu ăn và có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng năm các cô cấp dưỡng đều đi khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm theo quy định”.

Thông thường, phân chia số lần ăn trong ngày cho trẻ nhỏ cần phải dựa vào sự tăng trưởng, độ tuổi của trẻ để điều chỉnh. Trẻ càng nhỏ thì số bữa ăn cần phải chia ra nhiều lần. Trẻ 2-3 tuổi mỗi ngày nên chia ra ăn 4-5 bữa và cần phải có sự sắp xếp hợp lý. Ăn sáng cần phải ăn nhiều, thường thì cho ăn cháo, miến, súp, phở… chất dinh dưỡng chiếm khoảng 25% số lượng thức ăn của cả ngày. Bữa trưa là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, thường thì cơm nát với thịt băm, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau… lượng chất dinh dưỡng cần thiết chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngày. Bữa xế có thể cho trẻ uống sữa bò, đậu nành, hoa quả.., chất dinh dưỡng chiếm khoảng 10% tổng số lượng thức ăn của cả ngày. Bữa chiều nên cho trẻ ăn nhẹ, ví dụ: cơm nát, mì sợi, rau cải, súp…, chất dinh dưỡng chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Không nên cho trẻ nhỏ ăn quá no vào buổi tối sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

* Dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi tiểu học

Đối với trẻ ở lứa tuổi tiểu học, các chất dinh dưỡng cung cấp hàng ngày không những để trẻ phát triển về thể chất mà còn cung cấp năng lượng học tập. Vì vậy, ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đễn thừa cân và béo phì - tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Ngược lại nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu máu hay buồn ngủ, ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học.

Cô Trần Thị Tố Trinh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Lợi, cho biết: “Đối với khối lớp 1,2 nhà trường đã chia bình quân gạo 0,13g/học sinh, đối với khối lớp 3,4,5 là 0,14g/học sinh để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ trong một ngày. Nhà trường đã lên thực đơn hàng tuần. Mặt khác, nhà trường cũng đã xây dựng được bếp ăn theo quy trình một chiều”.

Ở lứa tuổi này trẻ đã ăn chung cùng với gia đình. Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý: cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học). Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

  • Phương Vy

Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi này như sau:

Lứa tuổi

Năng lượng (Kcalo)

Chất đạm (g)

6

1.600

36 g

7 - 9

1.800

40 g

10 - 12

2.100 – 2.200

50 g

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thiết kế web: Xu hướng chọn nghề của giới trẻ  (03/03/2009)
Thơ  (03/03/2009)
Mùa xuân đầu tiên  (03/03/2009)
Gặp người lập kỷ lục Guiness Việt Nam: Bới tóc dạ hội chỉ 58 giây  (03/03/2009)
Những người sống bằng cả trái tim và khối óc  (03/03/2009)
Nhớ bánh tráng quê mình  (03/03/2009)
Vì sao họ bị cưỡng chế giáo dục lao động?  (03/03/2009)
Về bức tranh “giả vương” Phạm Công Trị  (03/03/2009)
Về những tượng Linga-Yony phát hiện ở Bình Định  (03/03/2009)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (03/03/2009)
“Cấp ủy và thủ trưởng các ngành, các cấp cần chuyển biến trong công tác phối hợp, chỉ đạo, điều hành…”  (19/01/2009)
Tư tưởng đoàn kết trong tác phẩm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (19/01/2009)
Mùa xuân và hy vọng  (19/01/2009)
Tưng bừng sắc xuân trên quê hương người anh hùng áo vải  (19/01/2009)
Hình ảnh Vua Quang Trung vào Thăng Long  (19/01/2009)