NHÂN 43 NĂM, NGÀY LÍNH NAM TRIỀU TIÊN GÂY RA VỤ THẢM SÁT NGƯỜI DÂN VÔ TỘI XÃ TÂY VINH (2.1966 – 2.2009)
Xã Tây Vinh anh hùng hôm nay
10:52', 4/3/ 2009 (GMT+7)

Về xã Tây Vinh (Tây Sơn) trong một ngày đầu năm, chúng tôi được anh Nguyễn Tấn Lân, một nhân chứng còn sống sót sau vụ lính đánh thuê Nam Triều Tiên thảm sát dã man hơn 1.000 đồng bào vô tội xã Bình An (cũ) hơn 40 năm trước, ân cần đón tiếp và ôn lại chuyện cũ.

 

Lễ tưởng niệm 43 năm  vụ thảm sát Bình An (Tây Vinh, Tây Sơn). Ảnh: Văn Lưu

 

Anh Lân nhớ lại: cách đây 43 năm, trong một trận càn vào tháng 2.1966, bọn lính đánh thuê Nam Triều Tiên đến xóm nhà anh bắt các gia đình chung quanh và cả gia đình anh tập trung tại một gốc cây trên đám ruộng, rồi chúng lùi ra xa, dùng tiểu liên, lựu đạn, M79, xả súng cấp tập vào đồng bào vô tội ở xóm anh. Thoạt đầu anh còn nghe rõ tiếng kêu la, rên xiết não nùng, nhưng rồi anh bị tối tăm mặt mày, mình nóng như ran, áo quần ướt đẫm máu. Mãi cho đến chiều tối, số bà con lánh nạn mới trở về tập trung chôn cất những đồng bào xấu số, trong đó có mẹ và em của anh, riêng anh được thoát nạn nhờ sự cưu mang của người thân láng giềng. Anh bồi hồi nhớ lại, hồi ấy quê hương Tây Vinh (xã Bình An cũ) của anh thâït điêu tàn xơ xác, những hàng tre không còn một thân cây nguyên vẹn, nhà cửa bị sập đổ ngổn ngang, ruộng vườn bị bom đạn Mỹ tàn phá tan hoang, có những hố bom sâu hơn giếng nước. Những con đường làng hiu quạnh, đêm không có ánh đèn, quê hương vô cùng ảm đạm, không hề nghe một tiếng chó sủa, gà gáy…

Sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng, từ trong tro tàn đổ nát, cộng với gánh nặng của một xã nghèo thuộc vùng xa hẻo lánh, quanh năm chỉ biết độc canh cây lúa, Tây Vinh bắt đầu công cuộc xây dựng lại quê hương với đôi bàn tay trắng. Nỗi khó về nạn đất chật dân đông đã khiến cái ăn, cái mặc của người dân nơi đây quanh năm bị thiếu thốn, nơi chốn học hành cho con em rất tạm bợ. Song chính bằng nghị lực và niềm tin của mình, sau hơn bốn thập niên hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng quê hương, đặc biệt là nhờ có công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong hơn 20 năm qua, đến nay hầu hết người dân Tây Vinh đã có đủ cái ăn cái mặc, không còn hộ đói, nhiều người đã trở nên khấm khá, cơ sở vật chất trường học của con em từ chỗ chỉ là mái tranh, vách đất nhưng cũng chẳng đủ chỗ để mà ngồi, nay Tây Vinh đã có đủ phòng học bằng tường xây, mái bằng, mái ngói cho cả các cấp học. Mặc dù thuộc địa bàn vùng xa, nhưng Tây Vinh là xã đầu tiên của huyện Tây Sơn (trừ thị trấn Phú Phong) đã đưa điện về và hiện có gần 100% số hộ được dùng điện; toàn xã có trên 95% số hộ có máy thu hình, 85% số hộ có xe máy. Đến năm 2008 bình quân lương thực đầu người đã đạt 750kg/năm, số hộ nghèo giảm còn 252 hộ… Những con số ấy quả là điều kỳ diệu đối với một xã bị chiến tranh tàn phá khốc liệt như xã Tây Vinh anh hùng.

Tuy nhiên, hiện nay so với các xã lân câïn trong huyện, Tây Vinh vẫn còn thua thiệt trăm bề. Giao thông nông thôn còn nhiều khó khăn, vì xã nằm ở phía hạ lưu nên thường xuyên bị sa bồi thủy phá; chợ búa vẫn còn đìu hiu; ngành nghề dịch vụ chưa phát triển vì cách trở giao thông. Công ăn việc làm của nhân dân không ổn định, do vậy cả xã hiện còn trên 14,4% số hộ nghèo. Đây là nỗi lo canh cánh của Đảng bộ và nhân dân xã Tây Vinh. Để vượt qua được những khó khăn ấy, cán bộ và nhân dân Tây Vinh rất kỳ vọng vào tuyến đường phía Tây của tỉnh đang được gấp rút thi công. Ông Đoàn Em, Chủ tịch UBND xã Tây Vinh, cho biết: “Trong năm 2008 việc đền bù giải phóng mặt bằng cho nhân dân ở địa phương cơ bản đã hoàn thành. Riêng về tiến độ xây dựng, hiện nay đang tiến hành xây dựng cây cầu nối liền xã Tây Vinh với các xã phía nam huyện An Nhơn giáp QL19, khả năng trong năm 2009 cây cầu sẽ được hoàn thành”. Cũng theo ông Đoàn Em: “Tây Vinh xưa nay vốn chỉ là một xã thuần nông, sau khi cây cầu và tuyến đường này hoàn thành, sẽ tạo điều kiện cho nhân dân Tây Vinh có cơ hội tốt để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Tin rằng đời sống nhân dân Tây Vinh nhờ vậy sẽ được cải thiêïn mọi mặt”.

  • Hoàng Chi
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Còn đó nhiều khó khăn  (03/03/2009)
Nghề nước mắm Tam Quan  (03/03/2009)
Hiểm họa từ đồ chơi trẻ em  (03/03/2009)
Bữa ăn của trẻ  (03/03/2009)
Thiết kế web: Xu hướng chọn nghề của giới trẻ  (03/03/2009)
Thơ  (03/03/2009)
Mùa xuân đầu tiên  (03/03/2009)
Gặp người lập kỷ lục Guiness Việt Nam: Bới tóc dạ hội chỉ 58 giây  (03/03/2009)
Những người sống bằng cả trái tim và khối óc  (03/03/2009)
Nhớ bánh tráng quê mình  (03/03/2009)
Vì sao họ bị cưỡng chế giáo dục lao động?  (03/03/2009)
Về bức tranh “giả vương” Phạm Công Trị  (03/03/2009)
Về những tượng Linga-Yony phát hiện ở Bình Định  (03/03/2009)
Câu lạc bộ Bình Định Nguyệt san  (03/03/2009)
“Cấp ủy và thủ trưởng các ngành, các cấp cần chuyển biến trong công tác phối hợp, chỉ đạo, điều hành…”  (19/01/2009)