Những trò chơi dân gian, cổ truyền
18:5', 2/2/ 2010 (GMT+7)

Trò chơi dân gian.

Các trò vui chơi ngày Tết của nhân dân ta xưa được sử gọi là Trăm Trò Chơi (Bách Hí), ngày nay đã mai một với thời gian. Chúng ta hãy thử tìm hiểu một số trò chơi theo các thư tịch xưa để gọi là “ôn cố” chút ít nhân dịp mùa Xuân truyền thống của dân tộc đã về…

Trò chơi đá cầu, Đánh phết. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép việc năm Bính Ngọ (1126): “Tháng Hai, ngày mùng 1, vua ngự điện Thiên An xem các vương hầu đá cầu”. Đá cầu ấy như thế nào? Hoàng Xuân Hãn đã cho biết rõ hơn trong sách “Lý Thường Kiệt”: “Hai bên tả hữu dựng hai cửa gỗ gọi là cầu môn cao độ hơn một trượng. Vương hầu dự chơi chia làm hai phe mặc áo vóc màu sắc khác nhau. Trước thềm bày hai giá cờ, hễ bên nào được thì cắm vào giá bên ấy một lá cờ. Có khi thì chơi chạy bộ đánh phết, có khi thì chơi cưỡi ngựa đánh phết. Người ngồi trên ngựa một tay cầm cương, tay kia cầm gậy dài để đánh quả phết. Đánh phết có nhạc đi kèm. Bắt đầu chơi thì nhạc nổi lên. Lúc tranh quả phết thì trống đánh rây. Quả phết đến gần thì trống giục càng mau. Lúc quả phết lọt qua cửa thì gióng lên 3 hồi trống. Chơi được một hồi lâu, vương hầu lại nghỉ uống rượu, xong lại đánh tiếp”.

Trò chơi Đu đôi - Bắt chạch.

Riêng trò chơi Đánh đu (gồm nhiều loại như Đu tiên, Đu vân xa, v.v…) là một trò chơi phổ thông được hầu hết trai gái ưa chuộng. Bởi vậy mới có câu ca dao: Tháng giêng giai tiết ở đầu. Bao nhiêu mỹ nữ đá cầu, đánh đu. Theo tư liệu và hình ảnh cũ, chúng ta có thể mô tả như sau: Người ta trồng hai cột gỗ cao song song nhau giữa một bãi đất trống và ở giữa treo một bàn nhún (để đủ 2 người nam - nữ cùng đứng). Có làng phải trồng đến hai, ba cây đu trong dịp Tết để đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí của các đôi trai gái. Các nam thanh nữ tú kéo tới rủ nhau lên đánh đu, thường thường mỗi cặp đu là một nam một nữ mới thêm phần thú vị.

  • K.Y (st)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Làm việc thiện - Một cách trả ơn đời  (02/02/2010)
Niềm vui từ những ngôi nhà đại đoàn kết  (02/02/2010)
Nghĩa cử thơm thảo của người Bình Định xưa ở vùng rốn lũ  (02/02/2010)
Ngày Tết, nói chuyện hoa, trái bốn mùa  (02/02/2010)
Con búp bê khiêu vũ  (02/02/2010)
Tết của lính đảo tiền tiêu  (02/02/2010)
Những người canh giữ “mắt biển”  (02/02/2010)
Này là cỏ hoa rất mềm…  (02/02/2010)
Vì sự bình yên trên quê hương Nguyễn Huệ  (01/02/2010)
Nhớ về Ngân tín Bình Định  (01/02/2010)
Nghệ sĩ Hoàng Minh, “chân đất đi hia”  (01/02/2010)
Thơ  (01/02/2010)
Câu đối  (01/02/2010)
“Ngôn ngữ hát bội đã đi vào tâm hồn tôi từ tuổi thơ”  (01/02/2010)
Văn nghệ sĩ Bình Định và những ấp ủ  (01/02/2010)