CẢNG QUY NHƠN:
Hành trình vươn đến tầm cao mới
21:58', 2/2/ 2010 (GMT+7)

Trong những năm qua, Cảng Quy Nhơn (CQN) luôn đạt mức tăng trưởng cao; liên tục dẫn đầu các cảng biển khu vực miền Trung. Bên cạnh nỗ lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng cùng công tác quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh (SXKD) phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh…, CQN  đang hoạch định và triển khai nhiều biện pháp hướng đến phát triển bền vững.

 

Tàu vào làm hàng tại Cảng Quy Nhơn. Ảnh: TL CQN

 

* Liên tục tăng trưởng

Bước vào năm 2009, CQN tiếp tục đương đầu với những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới. Song, nhờ dự báo được tình hình, thực hiện những biện pháp khả thi để khắc phục khó khăn, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, hoạt động SXKD của CQN tiếp tục khởi sắc; sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong năm 2009 đạt trên 3,9 triệu tấn, tăng 18% so với năm 2008; các chỉ tiêu SXKD khác đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. CQN cũng được biểu dương là cảng khai thác có hiệu quả số mét cầu cảng, theo công suất thiết kế 2,2 triệu tấn/820m cầu cảng = 2.683 tấn/m; trong năm 2009 CQN đạt 4.746 tấn/m, vượt 77% công suất thiết kế.

Phân tích nguyên nhân CQN tiếp tục hoạt động có hiệu quả trong tình hình khó khăn chung, ông Nguyễn Tín Dân, Giám đốc CQN, cho rằng: Trước hết là nhờ chính sách kích cầu của Chính phủ giúp các doanh nghiệp (DN) có điều kiện phục hồi và phát triển SXKD, nhất là các DN hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, ngay từ đầu năm, CQN đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ; đề ra nhiều biện pháp khai thác tốt cầu bến, giải phóng tàu nhanh, tăng năng suất xếp dỡ; thực hành tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất… Bằng nguồn vốn tự bổ sung, trong năm 2009 CQN đã đầu tư trên 80 tỉ đồng mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất; đồng thời để đi trước đón đầu khi nền kinh tế phục hồi.

Theo các chuyên gia trong ngành hàng hải, thành công của CQN là kết quả của quá trình phát huy nội lực; năng động, sáng tạo trong SXKD; dự báo chính xác tình hình kinh tế của khu vực để xây dựng chiến lược đón đầu xu thế phát triển; đầu tư đúng trọng điểm và có hiệu quả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ SXKD. Đó còn là quá trình triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình sản xuất; áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến; có chính sách phù hợp để thu hút nguồn hàng, khách hàng… Từ đó, góp phần nâng cao vị thế, uy tín và năng lực cạnh tranh của DN; tạo cơ sở vững chắc trong quá trình hội nhập.

 

Hàng XNK qua Cảng Quy Nhơn. Ảnh: TL CQN

 

* Hướng đến tầm cao mới

Tại Quyết định số 148/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu để phát triển KTXH vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến vai trò quan trọng của CQN trong vấn đề phục vụ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của khu vực. CQN đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch là 1 trong 10 cảng trọng điểm của cả nước; xác định CQN là cảng được quan tâm đầu tư nhằm đảm bảo phục vụ quá trình phát triển KTXH của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực Tây Nguyên. CQN cũng được tái khẳng định là đầu mối quan trọng trên trục hành lang Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển Đông của tiểu vùng sông Mê Kông.

Năm 2009, tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Quy Nhơn đạt trên 3,9 triệu tấn, vượt công suất thiết kế 77%, tăng 18% so với năm 2008; tổng doanh thu 242 tỉ đồng, tăng 1,2%; nộp ngân sách trên 15 tỉ đồng, tăng 5,1%; thu nhập bình quân của người lao động 7,57 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,8%.

Làm gì để đáp ứng vai trò, nhiệm vụ được giao, nhất là vấn đề khắc phục tình trạng mặt bằng cho việc mở rộng khu vực cảng bị hạn chế; khắc phục tình trạng tàu chờ cầu, nhằm tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong giai đoạn tới, luôn là nỗi trăn trở của lãnh đạo CQN. Theo ông Nguyễn Tín Dân, trước mắt, CQN sẽ tăng cường đầu tư thiết bị để nâng cao năng suất xếp dỡ nhằm giải phóng tàu nhanh; quy hoạch các cầu tàu hiệân có thành cầu chuyên dụng cho từng nhóm mặt hàng để có thể đầu tư trang thiết bị phù hợp, nâng cao năng lực xếp dỡ của cảng.

Đặc biệt, CQN đang triển khai dự án đầu tư xây dựng thêm một cầu cảng container chuyên dụng 30.000 DWT, dài 200 m; san lấp mặt nước để xây dựng bãi công nghệ sau cầu rộng 12 ha, cùng các trang thiết bị xếp dỡ container đạt tiêu chuẩn quốc tế; dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010. Dự án này hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ góp phần nâng công suất của CQN lên gấp đôi so với hiện nay. Bên cạnh việc nâng cấp, phát triển hạ tầng, CQN sẽ tiếp tục hoàn thiện chiến lược nguồn nhân lực, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động SXKD; nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ; giữ vững các khách hàng truyền thống và phát triển thêm nhiều đối tác mới…

Điều thuận lợi là mới đây Cục Hàng hải (Bộ GT-VT) đã khởi công dự án nâng cấp tuyến luồng vào CQN với tổng mức đầu tư gần 74,7 tỉ đồng. Mục tiêu đầu tư nâng cấp tuyến luồng là để đồng bộ với kết cấu hạ tầng cầu - bến đã có tại CQN; nâng cao năng lực chạy tàu cho các tàu trọng tải lớn đang có nhu cầu tăng nhanh; đảm bảo cho tàu biển từ 30.000 - 50.000 DWT ra vào cảng an toàn; đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển cho khu vực trong giai đoạn tới. Tuyến luồng mới này hoàn thiện sẽ tăng tính hấp dẫn của cảng, nâng cao hiệu quả khai thác cảng…

  • Thúy Vi
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Năm mới, trò chuyện với doanh nhân  (02/02/2010)
Những “triệu phú” nông dân  (02/02/2010)
“Hai lúa” chấm com  (02/02/2010)
Anh nông dân và những sáng chế cho “trái đất xanh tươi”  (02/02/2010)
Rộng mở đường xuân  (02/02/2010)
Tiếp nối những mùa xuân  (02/02/2010)
Đầu tư cho nhân tài  (02/02/2010)
Vào “lò” phó giáo sư, tiến sĩ  (02/02/2010)
Đầu năm, nói chuyện… bệnh viện thân thiện  (02/02/2010)
“Số hóa” trạm y tế xã  (02/02/2010)
Những trò chơi dân gian, cổ truyền  (02/02/2010)
Làm việc thiện - Một cách trả ơn đời  (02/02/2010)
Niềm vui từ những ngôi nhà đại đoàn kết  (02/02/2010)
Nghĩa cử thơm thảo của người Bình Định xưa ở vùng rốn lũ  (02/02/2010)
Ngày Tết, nói chuyện hoa, trái bốn mùa  (02/02/2010)