Hai nhà khoa học châu Âu đoạt giải Nobel Vật lý
15:46', 10/10/ 2007 (GMT+7)

Albert Fert

Nhà khoa học người Pháp Albert Fert và Peter Grunberg của Đức đã giành giải thưởng Nobel Vật Lý năm nay. Họ đã phát hiện ra hiện tượng "điện trở từ khổng lồ", trong đó những thay đổi nhỏ về từ tính sẽ dẫn tới những khác biệt lớn về điện trở.

Kiến thức đã này giúp ngành công nghiệp phát triển nên những công cụ đọc nhạy cảm để lấy dữ liệu từ các ổ đĩa cứng máy tính, iPods và các thiết bị kỹ thuật số khác. Nó cũng giúp thu nhỏ tối đa các loại đĩa cứng trong những năm gần đây.

Matin Durrani, biên tập của tờ báo Physics World của Anh, nhận định: "Giải thưởng được trao cho một thứ rất thực tiễn và hữu ích cho ngành công nghiệp. Nó cho thấy vật lý có một sự tương quan với các sản phẩm thực tế trong cuộc sống thường ngày, chứ không chỉ để hiểu những hiện tượng tự nhiên".

Giáo sư Ben Murdin tại Đại học Surrey, Anh, cho biết điện trở từ khổng lồ, hay còn gọi là GMR, là ngành khoa học đằng sau một loại thiết bị công nghệ thông dụng. "Không có nó bạn sẽ không thể lưu trữ nhiều hơn 1 bài hát trên máy iPod", ông giải thích.

GMR bao gồm những cấu trúc được tạo nên bởi những lớp cực mỏng các vật liệu từ khác nhau. "Chính vì lý do này, nó có thể được coi là một trong những ứng dụng thực tiễn đầu tiên của công nghệ nano", Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển nói.

"Những ứng dụng của hiện tượng này đã cách mạng hóa các kỹ thuật để lấy dữ liệu từ ổ cứng. Phát hiện này cũng đóng một vai trò quan trọng trong hàng loạt bộ cảm ứng từ cũng như cho sự phát triển một thế hệ thiết bị điện tử mới".

Một đĩa cứng lưu trữ thông tin, chẳng hạn như âm nhạc, dưới hình thức các vùng cực nhỏ được từ hóa theo các hướng khác nhau. Thông tin được lấy ra bằng một đầu đọc, quét đĩa và ghi lại những thay đổi từ.

Đĩa càng nhỏ và càng nén, thì các vùng từ càng nhỏ và yếu hơn. Vì vậy cần những đầu đọc nhạy bén hơn nữa khi mà ngày càng nhiều thông tin được nén trong một ổ cứng.

"Sẽ chẳng có ích gì khi có một ổ cứng lưu trữ được hàng gigabyte thông tin nhưng lại không đọc được", giáo sư Jim Al-Khalili tại Đại học Surrey, nhận định.

"Công nghệ xuất hiện nhờ sự phát hiện GMR vào cuối những năm 1980 đã cho phép các bộ cảm ứng đĩa cứng đọc và ghi nhiều dữ liệu hơn, cho phép tạo ra những máy vi tính có bộ nhớ lớn hơn, rẻ hơn và đáng tin cậy hơn".

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Khám phá hơn 1.300 tiểu hành tinh mới  (10/10/2007)
Tàu thăm dò vũ trụ của NASA phát hiện ra chớp tại hai cực của sao Mộc  (10/10/2007)
Railcab: Taxi không người lái  (09/10/2007)
Nguyễn Việt đã ra đi  (08/10/2007)
Nhịn ăn đồ ngọt, sống thêm 15 tuổi  (08/10/2007)
Phát tán thư rác (spam) bị phạt tới 100 triệu đồng  (07/10/2007)
Rủ nhau đi làm đẹp  (06/10/2007)
Biến thành người khác sau khi ghép tạng  (05/10/2007)
Đào tạo hay lạm dụng sức lao động  (05/10/2007)
Dùng ớt để bào chế thuốc gây tê  (05/10/2007)
Ô nhiễm - thủ phạm của bệnh ung thư  (04/10/2007)
Cảnh báo động đất đến từng nhà dân  (04/10/2007)
Rượu bia khiến người ta nghễnh ngãng  (03/10/2007)
Một loài chim bay không nghỉ 11.600 km  (03/10/2007)
Cuối năm 2008: Thẻ ATM liên thông giữa các ngân hàng  (02/10/2007)