Máu hiến rất nhanh hỏng
16:5', 10/10/ 2007 (GMT+7)

Máu dự trữ nhanh mất tác dụng. Ảnh: ABConline

Máu sau khi ra khỏi cơ thể người sẽ nhanh chóng mất đi vài đặc tính cứu mạng do bị thất thoát một loại khí quan trọng. Phát hiện của các nhà khoa học Mỹ lý giải vì sao nhiều bệnh nhân yếu đi sau khi được truyền máu.

Các nhà khoa học tại Trung tâm y khoa, Đại học Duke ở Bắc Carolina đã phát hiện nitơ ôxit trong tế bào hồng cầu là chìa khóa quan trọng trong việc chuyển ôxi tới các mô. Tuy nhiên, khí này bị phân hủy nhanh chóng ngay sau khi hồng cầu được lấy ra khỏi cơ thể người, và khiến cho phần lớn máu trong kho dự trữ trở nên kém chất lượng.

"Nếu không có nitơ ôxit, các mô sẽ không thể nhận được ôxy", tiến sĩ Jonathan Stamler, tác giả báo cáo cho biết.

Tuy nhiên ông cũng cho biết nếu khôi phục được loại khí này, máu dự trữ có thể lấy lại được năng lực của mình.

"Suốt nhiều năm qua, cộng đồng y học đã vật lộn với vấn đề máu hiến trở nên kém chất lượng hơn so với dự kiến", Stamler nói.

Ông đã bắt tay vào đề tài này sau những nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân được truyền máu có tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim, đau tim, đột quỵ và thậm chí chết nhiều hơn. Và mặc dù các nhà nghiên cứu đã hiểu rằng máu dự trữ không còn giống với máu trong cơ thể, nhưng cho đến nay, sự khác biệt đó vẫn còn là điều bí ẩn.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hai nhà khoa học châu Âu đoạt giải Nobel Vật lý  (10/10/2007)
Khám phá hơn 1.300 tiểu hành tinh mới  (10/10/2007)
Tàu thăm dò vũ trụ của NASA phát hiện ra chớp tại hai cực của sao Mộc  (10/10/2007)
Railcab: Taxi không người lái  (09/10/2007)
Nguyễn Việt đã ra đi  (08/10/2007)
Nhịn ăn đồ ngọt, sống thêm 15 tuổi  (08/10/2007)
Phát tán thư rác (spam) bị phạt tới 100 triệu đồng  (07/10/2007)
Rủ nhau đi làm đẹp  (06/10/2007)
Biến thành người khác sau khi ghép tạng  (05/10/2007)
Đào tạo hay lạm dụng sức lao động  (05/10/2007)
Dùng ớt để bào chế thuốc gây tê  (05/10/2007)
Ô nhiễm - thủ phạm của bệnh ung thư  (04/10/2007)
Cảnh báo động đất đến từng nhà dân  (04/10/2007)
Rượu bia khiến người ta nghễnh ngãng  (03/10/2007)
Một loài chim bay không nghỉ 11.600 km  (03/10/2007)