Những điều kỳ lạ nhất trong vũ trụ
10:59', 25/10/ 2007 (GMT+7)

Vũ trụ có vô vàn những điều bí ẩn. Từ những lỗ đen cỡ nhỏ làm biến dạng kết cấu của thời gian vũ trụ, những thiên hà “ăn” lẫn nhau cho đến những vật chất vô hình không thể nhận diện trực tiếp được. Và sau đây là những điều kỳ lạ nhất trong thế giới đầy bí ẩn đó.

Chuẩn tinh

Những đốm sáng này chiếu đến trái đất của chúng ta từ các rìa của vũ trụ nhìn thấy được. Chúng nhắc cho các nhà khoa học nhớ đến thuở hồng hoang đầy hỗn loạn của vũ trụ. Đó chính là các chuẩn tinh, một loại vật chất giống ngôi sao, ở rất xa chúng ta và là nguồn phát ra bức xạ điện từ mạnh hơn năng lượng của hàng trăm ngân hà cộng lại. Có nhiều ý kiến thống nhất cho rằng chúng là những lỗ đen kỳ quái nằm ở trung tâm của các ngân hà xa xôi. Bức hình là của chuẩn tinh 3C 273. Nó được chụp vào năm 1979.

Năng lượng chân không

Theo các nhà vật lý lượng tử, trái với vẻ bề ngoài, không gian trống rỗng thực ra là một “mẻ sùng sục” các hạt hạ nguyên tử “ảo” liên tục được sinh ra và mất đi. Các hạt hạ nguyên tử “phù du” này cung cấp cho mỗi cm3 không gian một lượng năng lượng nhất định. Theo học thuyết tương đối, năng lượng này tạo ra một phản lực với lực hấp dẫn và kéo vũ trụ tách ra. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có ai biết chính xác điều gì đã làm cho vũ trụ giãn nở ra ngày càng nhanh.

Đối vật chất

Bizzaro, các hạt tạo nên vật chất thông thường, luôn có một phiên bản đối kháng với nó. Ví dụ như hạt electron chứa ion âm luôn có vật chất đối kháng có cùng khối lượng với nó là hạt positron mang điện tích dương. Vật chất và đối vật chất tiêu diệt lẫn nhau khi chúng va chạm vào nhau và khối vật chất-đối vật chất đó đã được chuyển thành năng lượng hoàn toàn trong phương trình nổi tiếng của Eistein E = mc2. Một số thiết kế tàu vũ trụ theo thuyết vị lai đã kết hợp chặt chẽ các động cơ kháng vật chất.

Nếu thuyết từ trường về một “thế giới đối vật chất ” tuyệt đối mới mà đúng thì hệ mặt trời của chúng ta có hàng ngàn các lỗ đen nhỏ nằm rải rác khắp nơi. Mỗi lỗ đen có kích thước bằng một hạt nhân nguyên tử. Không giống các lỗ đen khổng lồ trong vũ trụ, những lỗ đen này là những vật chất nguyên thủy còn sót lại của vụ nổ tạo ra vũ trụ Big Bang. Chúng ảnh hưởng đến thời gian vũ trụ theo một cách hoàn toàn khác hẳn vì chúng có quan hệ mật thiết với chiều thứ 5 của không gian.

Bức xạ sóng cực ngắn vũ trụ (CMB)

Bức xạ này nguyên là cái còn sót lại của vụ nổ tạo ra vũ trụ Big Bang. Nó được phát hiện ra lần đầu tiên vào những năm 1960 qua tiếng ồn sóng vô tuyến dường như tỏa ra từ khắp nơi trong vụ trụ. CMB được coi là một trong những bằng chứng tốt nhất của lý thuyết về vụ nổ Big Bang. Các phương tiện đo lường chính xác ngày nay đã đo được nhiệt độ của CMB là -455oF (tức -270oC).

Vật chất tối đen

Một số nhà khoa học cho rằng chính vật chất tối đen này đã tạo nên một khối lượng vô cùng lớn các vật chất trong vũ trụ. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn thấy và cũng không thể nhận thấy trực tiếp bằng các phương tiện kỹ thuật hiện nay. Những vật chất tối đen này có thể là neutrino có trọng lượng nhẹ đến các lỗ đen vô hình. Một số nhà khoa học khác thì không tin vật chất tối đen có thực và cho rằng điều bí ẩn trong vũ trụ cần được giải thích trên nền tảng hiểu biết về trọng lực.

Những hành tinh ngoài hệ mặt trời

Vào đầu thập niên 1990, những hành tinh mà chúng ta khám phá ra được trong vũ trụ chỉ là những hành tinh quen thuộc trong hệ mặt trời. Kế từ đó đến tháng 6.2006, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra thêm 190 hành tinh khác ngoài mặt trời. Chúng bao gồm các khối khí khổng lồ cho đến những hành tinh nhỏ toàn đá sỏi quay quanh những ngôi sao màu đỏ tỏa ánh sáng yếu ớt. Tuy nhiên, cho đến nay, nỗ lực tìm kiếm một trái đất thứ hai vẫn chưa có kết quả khả quan nào. Các nhà thiên văn học vẫn tin rằng với công nghệ kỹ thuật tốt hơn, rốt cuộc, con người cũng sẽ tìm thấy một vài thế giới khác tương tự như thế giới mà chúng ta đang sống.

Sóng hấp dẫn

Sóng hấp dẫn là những biến dạng trong kết cấu thời gian vũ trụ mà Albert Eintein đã tiên đoán trong thuyết tương đối của mình. Sóng hấp dẫn di chuyển với vận tốc ánh sáng nhưng chúng yếu đến nỗi các nhà khoa học chỉ hi vọng nhận diện ra những sóng hấp dẫn được tạo ra trong những sự kiện vũ trụ lớn như việc hợp nhất lỗ đen vũ trụ. Hiện nay, trên thế giới có hai máy dò sóng hấp dẫn là LIGO và LISA.

“Tục ăn thịt” ngân hà

Giống như qui luật sinh tồn trên trái đất, các thiên hà cũng “ăn thịt” lẫn nhau và tiến hóa theo thời gian. Andromeda, “hàng xóm” của ngân hà của chúng ta, hiện đang “xơi” một trong những vệ tinh của nó. Hơn 12 chùm sao rải rác suốt Andromeda là tất cả những gì còn lại của sót lại của “bữa ăn” gần đây nhất. Hình ảnh bên là mô phỏng sự va chạm giữa Andromeda và ngân hà của chúng ta, một sự kiện sẽ xảy ra vào khoảng 3 tỉ năm nữa.

Neutrino

Neutrino là những hạt sơ cấp có điện tích trung hòa. Nó có khả năng đi xuyên qua một lớp chì dày hàng dặm một cách tự do thoải mái. Thậm chí, một số neutrino còn có khả năng đi xuyên qua cơ thể của chúng ta. Những hạt đầy “ma thuật” này được tạo ra từ bên trong các đám cháy, bên trong các ngôi sao đang hoạt động và từ các vụ nổ lớn của các ngôi sao sắp tắt. Hiện nay, các nhà khoa học đã lắp đặt máy dò neutrino ở khắp nơi: dưới lòng đất, dưới đáy biển, trên mặt băng.

  • Tố Uyên (theo NBC)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
10 loại cây có chất độc hàng đầu thế giới  (25/10/2007)
Bệnh tay - chân - miệng xuất hiện trở lại  (25/10/2007)
Kỷ niệm 5 năm thành lập  (25/10/2007)
Người dân khó tiếp cận - Vì sao ?  (25/10/2007)
Cha mẹ, con và blog sex  (24/10/2007)
80-90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do hút thuốc lá  (24/10/2007)
Nhà ngoại cảm "dỏm" lừa tìm mộ liệt sĩ  (23/10/2007)
68% học sinh bị chói lóa khi ngồi trong lớp học  (22/10/2007)
Cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh gan  (21/10/2007)
Thư viện trực tuyến toàn cầu đang được xây dựng  (21/10/2007)
31 trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng  (20/10/2007)
Chia sẻ kiến thức trên mạng internet  (19/10/2007)
Phát hiện lỗ đen hình sao khổng lồ làm hoang mang các nhà thiên văn học  (19/10/2007)
Dây thần kinh “sinh học” giúp phục hồi chức năng bộ phận cơ thể bị tổn thương  (19/10/2007)
Việt Nam đang mất cân bằng giới tính  (18/10/2007)