Nhiên liệu sinh học đe dọa an ninh lương thực
16:52', 29/10/ 2007 (GMT+7)

Giá lương thực tăng do ngày càng nhiều đất được dành để trồng cây phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học. Ảnh: da.gov

Chuyên gia về lương thực của LHQ Jean Ziegler vừa đưa ra cảnh báo rằng, việc sử dụng nông sản để sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế dầu mỏ sẽ làm cho thế giới thiếu lương thực hơn, thậm chí coi đó là “tội ác chống lại loài người”.

Vì lý do đó, Ziegler kêu gọi các nước cấm sản xuất nhiên liệu sinh học trong vòng 5 năm tới với lý do, trong khoảng thời gian đó, các tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ cho phép biến rác nông nghiệp, như lõi ngô hay lá chuối, thành nhiên liệu.

Việc sản xuất nhiên liệu sinh học đang được tăng cường với mục đích tìm ra những nhiên liệu ít gây ảnh hưởng đến môi trường thay thế dầu mỏ. Nước Mỹ cũng đang tìm cách giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu do sự bất ổn chính trị ở các "giếng dầu" của thế giới. Tuy nhiên, chiều hướng này góp phần làm cho giá lương thực ở Mỹ tăng mạnh, đặc biệt là do các sản phẩm nông nghiệp từ ngũ cốc, đậu nành đến ngô được sử dụng để sản xuất cồn ethanol.

Ông Ziegler không phải là người duy nhất lên tiếng cảnh báo về nguy cơ này. Tuần trước, IMF cũng bày tỏ lo ngại rằng việc thế giới coi lương thực như một nguồn nhiên liệu có thể tác động mạnh đến đời sống của người dân nghèo.

Hồi giữa tháng 10, Viện Quản lý nước quốc tế IWMI ở Sri Lanka, qua nghiên cứu thực tế ở Ấn Độ và Trung Quốc - hai nước đang tăng cường trông ngô và mía để cung cấp nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học - đã cảnh báo về nguy cơ hạn hán nghiêm trọng ở hai nước này vì cả mía và ngô đều cần rất nhiều nước.

Theo bà Charlotte de Fraiture, tác giả chính của nghiên cứu, các cây nguyên liệu nói trên có thể hủy hoại tính bền vững của nguồn nước và từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc tưới tiêu cho các cây lương thực khác.

Cùng thời gian này, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự.

Nghiên cứu của IWMI cho biết, Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng sản lượng ethanol lên bốn lần vào năm 2020, tương đương 18 tỷ lít, đáp ứng 9% nhu cầu về xăng dầu. Năm 2002, nước này đã sản xuất 4,3 tỷ lít ethanol. Ấn Độ cũng theo đuổi chiến lược tương tự. Tháng trước, nước này tuyên bố muốn tăng gấp đôi sản lượng ethanol vào năm tới, đáp ứng 10% nhu cầu về xăng dầu của cả nước.

Theo nghiên cứu của IWMI, để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc cần tăng 26% diện tích trồng ngô và Ấn Độ cần tăng 16% diện tích trồng mía. Nếu như vậy, các cây lương thực khác ở hai nước này sẽ có nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng và khả năng phải nhập khẩu lương thực là rõ ràng.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phát hiện con trai biển sống qua... 4 thế kỷ  (29/10/2007)
Uống nhiều rượu khiến cơ bắp suy yếu  (29/10/2007)
Vật liệu nhựa mới giúp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính   (27/10/2007)
Chewing gum - công cụ giảm béo tiện lợi, hiệu quả   (26/10/2007)
Nguyên nhân do cấu trúc địa chất   (26/10/2007)
Ngộ độc thực phẩm làm thiệt hại 200 triệu USD/năm  (25/10/2007)
Phòng chống bão cho nhà và công trình xây dựng  (25/10/2007)
Những điều kỳ lạ nhất trong vũ trụ  (25/10/2007)
10 loại cây có chất độc hàng đầu thế giới  (25/10/2007)
Bệnh tay - chân - miệng xuất hiện trở lại  (25/10/2007)
Kỷ niệm 5 năm thành lập  (25/10/2007)
Người dân khó tiếp cận - Vì sao ?  (25/10/2007)
Cha mẹ, con và blog sex  (24/10/2007)
80-90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do hút thuốc lá  (24/10/2007)
Nhà ngoại cảm "dỏm" lừa tìm mộ liệt sĩ  (23/10/2007)