Đề tài nghiên cứu khoa học: “Điều tra, đánh giá sạt lở ở các khu vực huyện Vân Canh nhằm dự báo các tai biến địa chất và đề xuất giải pháp phòng chống, giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế - xã hội do sạt lở” (do Tiến sĩ Đỗ Minh Đức - giảng viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM - làm chủ nhiệm đề tài) đã được nghiệm thu. Kết quả của đề tài giúp địa phương có những căn cứ khoa học cho việc phòng chống sạt lở và lựa chọn các khu vực định cư cho người dân.
Qua nghiên cứu, việc sạt lở đất ở một số nơi tại huyện Vân Canh phụ thuộc vào lượng mưa trong các tháng của mùa mưa. Khi xảy ra mưa lớn kéo dài, các khu vực với độ dốc địa hình hơn 300 đều thuộc loại có nguy cơ sạt lở rất cao. Bên cạnh đó, do địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn nên hay xảy ra sạt lở do trọng lực. Mặt khác, do độ che phủ của thảm thực vật bị tàn phá nặng nề cũng làm ảnh hưởng đến độ ổn định của bờ dốc.
|
Khu vực tái định cư phòng tránh sạt lở đất ở xã Canh Liên - huyện Vân Canh. Ảnh: HX |
Ở Vân Canh, độ dốc địa hình tự nhiên chỉ ở mức độ trung bình, phần lớn là nhỏ hơn 300. Tuy nhiên tại các vách taluy đường thì độ dốc lại rất lớn (600- 900), độ dốc này hoàn toàn là do con người tạo ra trong quá trình thi công đường giao thông. Hoạt động này làm thay đổi địa hình rất nhanh nên làm tăng tốc độ chuyển từ bờ dốc ổn định và sang trạng thái giới hạn và trạng thái mất ổn định hoàn toàn. Vì vậy, khi có mưa lớn, kéo dài, nguy cơ sạt lở sẽ rất cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đặc điểm địa hình địa mạo là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sạt lở ở miền núi. Các yếu tố cấu trúc địa chất liên quan đến sạt lở, trong đó các hoạt động kiến tạo đã làm đá gốc bị nứt nẻ mạnh, tạo điều kiện cho vỏ phong hóa phát triển với bề dày lớn, đồng thời tạo ra các mặt yếu trong sườn dốc. Đây là tiền đề quan trọng làm phát sinh các khối trượt có quy mô lớn. Tiếng nổ khi phát sinh sạt lở là hiện tượng thường có ở các khối trượt lớn. Nguyên nhân trực tiếp gây sạt lở là lượng mưa bất thường quá lớn vào cuối năm 2005 làm suy giảm độ ổn định của mái dốc. Quy mô lớn của các khối trượt là do lớp đất phong hóa có bề dày tương đối lớn, các hoạt động địa chất nội sinh làm đá gốc bị nứt nẻ vỡ vụn mạnh.
vụn mạnh. khu vực trọng điểm huyện Vân Canh, chủ yếu thuộc một số xã như Canh Liên và Canh Thuận. Sơ đồ địa chất công trình được thành lập trên diện tích thuộc các xã Canh Liên và Canh Thuận ở tỷ lệ 1: 50.000 và khu Làng Chòm (xã Canh Liên) tỷ lệ 1: 10.000 giúp cho địa phương có cơ sở khoa học để triển khai các biện pháp phòng chống sạt lở và lựa chọn các khu định cư cho dân cư trong vùng.
Tiến sĩ Đỗ Minh Đức cho biết: “Nguyên tắc chung nhằm giảm thiểu ẩn họa sạt lở là chọn khu vực định cư an toàn, tránh các khu vực có nguy cơ sạt lở cao và hạn chế việc sử dụng các giải pháp công trình kiên cố rất tốn kém. Đặc biệt lưu ý, các sườn dốc tự nhiên trong khu vực Vân Canh khi mất ổn định có thể lăn xa 200-400m so với chân dốc, gây vùi lấp trên diện tích rộng lớn. Vì vậy, việc mở rộng hay chọn mới các khu vực định cư cũng như các hoạt động canh tác nông nghiệp, chăn nuôi cần tránh xa khu vực nguy hiểm trong mùa mưa. Cần phổ biến cho người dân cách nhận biết bằng mắt thường dấu hiệu của mặt trượt, từ đó tránh xa các khu vực nguy hiểm khi xảy ra mưa lớn”.
|