Thông thường, những động vật thân mềm không để lại dấu tích hóa thạch. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Kansas (Mỹ) mới đây đã phát hiện ra hóa thạch 500 triệu năm tuổi của loài sứa biển tại dãy núi Utah.
Vết tích của những con sứa biển hầu như vẫn còn nguyên vẹn vì chúng được giữ trong lớp trầm tích mịn chứ không phải ở trong môi trường cát thô. Qua phim chụp cắt lớp hóa thạch, người ta có thể phân biệt rõ đâu là thân hình, đâu là xúc tu, đâu là cơ và thậm chí cơ quan sinh dục của những con sứa.
Dựa vào các chi tiết rõ ràng của hóa thạch, nhóm nghiên cứu đã so sánh đặc điểm loài nhuyễn thể cổ với loài sứa hiện nay và đưa ra kết luận hóa thạch trên là của loài sứa sống cách đây khoảng 300-505 triệu năm. Hóa thạch cũng cho phép các nhà nghiên cứu biết rõ hơn về sự phân hóa nhanh chóng các loài xảy ra suốt thời kỳ bức xạ Cambrian cách đây khoảng 540 triệu năm khi phần lớn các nhóm động vật bắt đầu để lại hóa thạch.
Cấu tạo phức tạp của hóa thạch sứa cổ chứng tỏ loài này có thể đã phát triển nhanh chóng cách đây 500 triệu năm hoặc thậm chí là lâu hơn.
|