Phát hiện mới về protein ở loài sa giông mang lại hi vọng phục hồi chức năng cho người
11:17', 2/11/ 2007 (GMT+7)

Xem chú thích ảnh ở file riêng

Anoop Kumar và các đồng nghiệp ở trường đại học College Luân Đôn (Anh) đã phát hiện ra một protein có tên nAG giúp cho sa giông và kỳ giông có thể mọc lại đuôi hay chân bị đứt, gãy. Phát hiện mới này sẽ giúp ích rất nhiều trong lĩnh vực bào chế thuốc giúp tái tạo tay chân đã bị tổn thương ở động vật có vú, trong đó có con người.

Thông qua tạp chí Khoa học số ra ngày hôm qua (1.11), nhóm khoa học Anh đã tuyên bố tìm ra protein nAG giúp sa giông có thể mọc lại phần cơ thể bị mất. nAG do các tế bào thần kinh và da, những tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra mầm gốc của các tế bào chưa trưởng thành mà ta thường gọi là nha bào, sản sinh ra.

Tầm quan trọng của protein nAG được chứng minh qua việc một tế bào thần kinh bị cắt sát tận gốc vẫn có thể mọc lại được nhờ một tế bào nhân tạo sản sinh protein nAG do các nhà khoa học tạo ra.

Từ trước đến nay, cơ chế tái tạo bộ phận bị đứt của sa giông, kỳ giông và thằn lằn vẫn là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Cơ thể của những loài này có khả năng chuyển các tế bào bình thường thành tế bào gốc chưa biệt hóa và sau đó lại chuyển thành tế bào trưởng thành. Phát hiện mới của nhóm khoa học Anh giúp giải thích vì sao động vật có vú ít có khả năng tái tạo lại chi của mình và mở ra một bước quan trọng trong tiến trình đi tìm một loại thuốc giúp khắc phục nhược điểm này.

Thuốc giúp tái tạo bộ phận bị mất là một lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học hiện nay. Phần lớn các nghiên cứu đều xoay quanh tế bào gốc, tế bào nguồn của nhiều loại tế bào và mô khác nhau trong cơ thể.

  • Tố Uyên (theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trẻ em khỏe và thông minh hơn khi vận động tích cực   (01/11/2007)
Phát hiện ra hóa thạch sứa biển 500 triệu tuổi   (01/11/2007)
Tạo cơ sở khoa học để phòng tránh ẩn họa sạt lở   (01/11/2007)
Ăn nhiều đường gây nhăn da  (31/10/2007)
Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đã xảy ra ở 3 tỉnh/thành  (31/10/2007)
Nhà máy cung cấp năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới  (30/10/2007)
Nhiên liệu sinh học đe dọa an ninh lương thực  (29/10/2007)
Phát hiện con trai biển sống qua... 4 thế kỷ  (29/10/2007)
Uống nhiều rượu khiến cơ bắp suy yếu  (29/10/2007)
Vật liệu nhựa mới giúp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính   (27/10/2007)
Chewing gum - công cụ giảm béo tiện lợi, hiệu quả   (26/10/2007)
Nguyên nhân do cấu trúc địa chất   (26/10/2007)
Ngộ độc thực phẩm làm thiệt hại 200 triệu USD/năm  (25/10/2007)
Phòng chống bão cho nhà và công trình xây dựng  (25/10/2007)
Những điều kỳ lạ nhất trong vũ trụ  (25/10/2007)