|
Não người... Đó là một bí ẩn mà nhân loại còn đang khám phá (Ảnh minh họa: http://managementcraft.typepad.com) |
Não người... Đó là một bí ẩn mà nhân loại còn đang khám phá. Điều kỳ lạ là, vỏ não với độ dày chỉ vài mm, nhưng chứa tới 75% các tế bào não và là nơi lưu giữ “ký ức”, suy nghĩ, tính cách, đặc điểm, cảm xúc và ý thức của con người.
1. Vỏ não, với độ dày chỉ vài mm, nhưng chứa tới 75% các tế bào não (khoảng từ 10 cho tới 100 tỉ tế bào). Vỏ não chính là nơi lưu giữ “ký ức”, suy nghĩ, tính cách, đặc điểm, cảm xúc và ý thức của con người.
2. Bộ não người có kích thước chỉ bằng 2 nắm tay. Nhưng khi trải phẳng ra, kích thước của não người có thể to bằng kích thước của một quả bóng rổ.
3. Vậy bộ não hình thành cảm giác như thế nào? Trong não có trên 30 nơi xử lý thông tin do mắt đưa lên. Ở phần vỏ não phụ trách cơ quan thị giác (visual cortex) và một khu vực liền kề đó, thông tin được phân loại, gắn kết và đánh dấu địa chỉ. Một vùng thứ 3 có trách nhiệm xác định hình dạng và chuyển động của vật. Vùng thứ tư phụ trách cả màu sắc và hình dạng, trong khi vùng thứ 5 theo dõi và vẽ ra bản đồ giúp chúng ta hiểu và đi theo chuyển động của vật.
4. Một điểm khác biệt lớn giữa não người và bộ nhớ máy tính: các chức năng của não người là các tín hiệu thuộc về hóa học chứ không phải tín hiệu điện. Não người không cần lập trình và hoạt động một cách tự phát.
Một vài nơ-ron có thể phản ứng tới 1.000 tín hiệu nhận được từ các cơ quan cảm thụ hoặc từ các nơ-ron khác (được gọi là hiện tượng tiếp hợp).
Ví dụ, ở cơ quan khứu giác (bị suy giảm nhiều ở cơ thể người) có tới 6 triệu nơ-ron hoạt động, mỗi nơ-ron nhận khoảng 10.000 tín hiệu từ các nơ-ron lân cận.
5. Mỗi nơ-ron trong não người đều có các tế bào phụ (khoa học gọi là glial). Những tế bào này giữ cho não luôn kết dính, hoạt động như một bộ phận cách ly điện giữa các nơ-ron, chống tiêm nhiễm và hình thành một hàng rào bảo vệ.
6. Bộ nhớ là gì? Thật khó có thể trả lời cặn kẽ bộ nhớ là gì! Nhưng các nhà khoa học đã phân biệt bộ nhớ tuyên nhận - declarative (các đồ vật) và bộ nhớ thủ tục - procedural (thói quen và tập tục).
Có nhiều loại bộ nhớ: bộ nhớ rất ngắn hạn, bộ nhớ ngắn hạn, bộ nhớ tạm thời - lưu giữ những thực tế vừa xảy ra, và bộ nhớ dài hạn - được lưu lại thành kỹ năng. Bộ nhớ dài hạn có liên quan đến vỏ não trước và các thông tin sau khi đã được chọn lọc để lưu vào bộ nhớ dài hạn sẽ truyền các xung điện qua một phần của bộ não gọi là hippocampus (tạm dịch là cá ngựa), quá trình cung cấp năng lượng cho bộ nhớ dài hạn, làm tăng khả năng của các nơ-ron để truyền tải thông điệp.
Một lý thuyết khác cho rằng các nhịp điệu điện trong não có liên quan mật thiết đến nhau. Những dao động lặp đi lặp lại (giống nhịp trống) giúp liên kết giữa các thông tin giữ lại được và chuyển động trong khi rất nhiều tế bào não được huy động.
Các nhà khoa học tin rằng có nhiều loại bộ nhớ được lưu lại tại các phần của bộ não, mỗi khái niệm trong bộ nhớ ở phần đó đều có liên quan đến nhau.
Hạch hạnh nhân, một nhân ở đáy não, xử lý các ký ức liên quan đến sự sợ hãi. Các tuyến basal gắn với thói quen và các kỹ năng vật lý, trong khi tiểu não lại liên kết với quá trình tiếp thu và những phản xạ có điều kiện.
7. Hoạt động ngôn từ phức tạp của con người có quan hệ với 2 nơi trên bộ não. Những gì chúng ta muốn nói được bắt đầu ở một phần của vỏ não trái gọi là “vùng Wernickle”. Vùng này trao đổi thông tin với “vùng Broca”, đảm bảo các quy tắc ngữ pháp. Xung điện đi từ những vùng này tới các cơ tham gia vào hoạt động phát ngôn. Những vùng này được gắn với các cơ quan thị giác (giúp chúng ta có thể đọc được), các cơ quan thính giác (giúp nghe thấy những gì người khác nói, hiểu và trả lời) và cũng có một nơi (gọi là ngân hàng bộ nhớ) giúp nhớ lại những ý kiến có giá trị.
8. Liên kết giữa các nơ-ron thay đổi liên tục, và khi không dùng đến chúng có thể tự động ẩn đi. Đó là lý do tại sao bộ não luôn cần những kích thích liên tục trong trí óc và các trò chơi tư duy.
Những đứa trẻ mới sinh không bị mù, nhưng chúng phải phát triển các cơ quan thị giác. Thoạt đầu, chúng chỉ nhìn thấy những vật ở gần kề. Dần dần, chúng bắt đầu nhìn được những vật đầy đủ 3 chiều khi có khả năng phân biệt được các hình ảnh do mắt đem lại. Nếu một trong hai mắt lúc đó bị vỗ nhẹ, đứa bé sẽ không thể nhìn thấy gì, vì khi tín hiệu đi vào từ mắt còn lại sẽ kiểm soát phần vỏ não phụ trách các cơ quan thị giác.
Âm nhạc giúp phát triển khả năng phát ngôn và cư xử xã hội của trẻ. Những đứa trẻ được học thêm ở các lớp nhạc có khả năng nói tốt hơn và đọc nhanh hơn những đứa khác. Các dụng cụ này có tác dụng nhiều trong việc phát triển kỹ năng của trẻ.
9. Bán cầu não phải có quan hệ mật thiết với xúc cảm và những ảnh hưởng của âm nhạc, trong khi bán cầu não trái thiên về phân tích hơn, có quan hệ với tư duy và khả năng lôgic.
. Theo VNN |