PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TIÊU CHẢY CẤP:
Vào cuộc quyết liệt !
9:55', 22/11/ 2007 (GMT+7)

Tính đến nay, tỉnh ta vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh tiêu chảy cấp (TCC). Tuy nhiên, TCC đã xuất hiện ở huyện Sông Cầu (tỉnh Phú Yên - giáp ranh với TP Quy Nhơn) nên việc phòng chống dịch TCC càng được ưu tiên hàng đầu.

* “Siết chặt” an toàn thực phẩm

Sau một thời gian ngắn bùng phát mạnh, tính đến thời điểm hiện tại, số người mắc bệnh TCC vẫn tiếp tục tăng. Nguy hiểm hơn, 15% trong số bệnh nhân TCC có kết quả xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả và nguyên nhân gây bệnh được xác định là do sử dụng thực phẩm, nguồn nước không an toàn. 

 

Các vùng bị ảnh hưởng do lũ lụt dễ có nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Trong ảnh: Khử trùng các giếng nước sau lũ. Ảnh: Văn Lưu
 

Thạc sĩ Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, nhận định: “Đối với dịch TCC, chúng ta không nên chỉ “chăm chăm” nguồn lây bệnh từ bên ngoài vào mà cần phải cảnh giác thêm những ổ dịch tại chỗ. Cách đây vài ngày, chúng tôi có lấy mẫu phân của một số bệnh nhân bị tiêu chảy thông thường ở huyện Vĩnh Thạnh, kết quả phân lập cho thấy có vi khuẩn Ecoli. Nếu đặt trong điều kiện thích hợp thì vi khuẩn này cũng có thể bùng phát thành dịch TCC nguy hiểm”.

Trước tình trạng này, tất cả các địa phương trong tỉnh đều tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Kết quả kiểm tra cho thấy, bên cạnh những cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt các quy định VSATTP, vẫn còn nhiều người thờ ơ, coi thường.

nhiều người thờ ơ, coi thường.  thanh kiểm tra liên ngành VSATTP tỉnh đi kiểm tra đã phát hiện ở nhiều cửa hàng, quán ăn bán thịt chó vẫn sử dụng mắm tôm sống phục vụ khách hàng.

Ông Lê Cảnh Sơn, Phó trưởng đoàn thanh kiểm tra liên ngành, cho biết: “Trong đợt này, đoàn đã siết chặt, xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm VSATTP. Chúng tôi đã cho niêm phong toàn bộ số lượng mắm tôm sống không rõ nguồn gốc của một cơ sở làm đầu mối phân phát. Đối với các quán ăn lâu nay có sử dụng mắm tôm, chúng tôi đã yêu cầu ngưng hoàn toàn. Đặc biệt, nếu cơ sở nào vi phạm thì chúng tôi buộc phải đề nghị đóng cửa”.

Cũng trong dịp này, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã làm việc với Công ty cấp nước để đảm bảo lượng clo khử khuẩn trong nước và lấy mẫu kiểm tra tại một số địa bàn.

* “Nóng” ở các đơn vị y tế

Mặc dù chưa có bệnh nhân TCC, song ngành Y tế đã được đặt trong tình huống sẵn sàng đối phó với dịch.

Mặc dù chưa có bệnh nhân TCC, song ngành Y tế đã được đặt trong tình huống sẵn sàng đối phó với dịch.  khoanh vùng, xử lý kịp thời. Bác sĩ Nguyễn Văn Cang, Giám đốc Sở Y tế, khẳng định: “Ngành Y tế đã thành lập các tiểu ban điều trị, giám sát chống dịch, truyền thông và hậu cần. Tất cả các đơn vị y tế từ tỉnh đến xã, từ cơ sở điều trị đến dự phòng đều phải sẵn sàng, xem như đang đối phó với dịch tả”.

Sau khi Bộ tổ chức tập huấn quy trình xét nghiệm, điều tra, giám sát và phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, đồng thời tập huấn cho các huyện, thành phố và nhân viên y tế cơ sở để đẩy mạnh hơn nữa việc phòng chống dịch khẩn cấp.

mạnh hơn nữa việc phòng chống dịch khẩn cấp.  vị chuẩn bị sẵn sàng. Bác sĩ Trương Đình Đạt, Phó giám đốc BVĐK tỉnh, cho biết: Hiện nay, cơ số thuốc, hóa chất, dịch truyền đều đã được tập trung đầy đủ tại khoa Truyền nhiễm đủ để điều trị 30 bệnh nhân bị TCC. Bệnh viện cũng đã có kế hoạch, trong trường hợp dịch xảy ra, khoa Truyền nhiễm quá tải thì sẽ di chuyển bệnh nhân sang khoa Nội. Tất cả các nhân viên y tế của khoa Nội cũng đã được quán triệt, sẵn sàng hỗ trợ khi có lệnh điều động.

động. khoa tuyến tỉnh ít nhất phải có 2-4 tổ cấp cứu để chi viện cho tuyến dưới. Trạm y tế ở các huyện, thành phố đều có người túc trực để tiếp nhận thông tin, kịp thời phát hiện người bệnh. Chế độ thông tin báo cáo từ tuyến xã đến huyện, tỉnh được cập nhật thường xuyên. Không khí ở các đơn vị y tế đang nóng lên với công tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với dịch bệnh.

* Tất cả cùng vào cuộc!

Trong cuộc họp khẩn phòng chống dịch TCC nguy hiểm vừa được tổ chức vào trung tuần tháng 11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Bình, nhấn mạnh: “Dịch TCC rất nguy hiểm bởi mức độ lây lan nhanh, khó kiểm soát, tử vong nhanh. Công tác phòng chống dịch có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người dân. Biện pháp cấp bách trong thời điểm hiện nay là phải tuyên truyền để người dân hiểu và thay đổi hành vi. Qua các đợt kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt, tôi nhận thấy người dân vẫn còn khá chủ quan với dịch TCC. Điều này cực kỳ nguy hiểm. Do đó, tôi yêu cầu tất cả chính quyền các cấp, nhân dân cùng vào cuộc để phòng chống dịch bệnh TCC, xem đây là nhiệm vụ của toàn xã hội chứ không “khoán trắng” cho ngành Y tế”.  

  • Thu Hiền
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Lập được bản đồ gene vi trùng kháng lao   (21/11/2007)
Đằng sau chuyến thăm của thần đồng   (20/11/2007)
10 phút chat qua mạng mỗi ngày giúp cải thiện trí nhớ   (20/11/2007)
Ảnh hưởng chưa biết của công nghệ nano   (19/11/2007)
Truy tìm mầm mống làm xe bốc cháy   (19/11/2007)
Tìm thấy protein tự nhiên chữa bệnh tim   (19/11/2007)
Những cách phục hồi dữ liệu bị mất trên máy tính dễ dàng   (19/11/2007)
Vì sao heroin, morphin lại gây nghiện   (18/11/2007)
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tiêu chảy cấp  (17/11/2007)
Hỗn hợp trà xanh và nước ép chanh rất tốt cho sức khỏe  (16/11/2007)
Hơn 60 tính năng mới cho Windows 7  (16/11/2007)
Amazon.com sắp sửa giới thiệu thiết bị đọc sách điện tử Kindle  (16/11/2007)
Marketing đàm thoại-phương thức marketing mới trong thời đại @  (15/11/2007)
Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm cơ bản được khống chế  (15/11/2007)
“Hai lúa” tiếp tục cải tiến máy bóc vỏ đậu phụng  (15/11/2007)