|
Tia chớp xuất hiện trên bờ mặt của hành tinh Venus, ảnh do tàu thám hiểm Venus Express của Cơ quan vũ trụ châu Âu (phóng đi từ năm 2005) chụp. |
Các nhà khoa học châu Âu cho biết, hành tinh Venus (Sao Kim) có một vài đặc điểm rất giống với Trái Đất mà chúng ta đang sinh sống, đặc biệt là tia chớp.
Ông C.T. Russell, giáo sư khoa địa vật lý của Trường đại học California (Mỹ) cho biết, các tia chớp nằm ở trong mây và cách bờ mặt Venus khoảng 60 km. Tiếng nổ của năng lượng điện phát ra từ tia chớp cũng gần giống như ở Trái Đất.
Phát hiện có ý nghĩa quan trọng vì tia chớp có tác động đến ngành hóa học khí quyển. Do vậy, các nhà khoa học cần phải quan tâm đến trong quá trình tìm hiểu không khí và khí hậu của Venus.
Trong số 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời, sao Kim là hành tinh gần gũi với Trái Đất nhất cả về kích cỡ, khối lượng, khoảng cách và thành phần hóa học. Tuy nhiên, trong khi Trái Đất là thiên đường của sự sống, thì sao Kim được mô tả như một thế giới chết, với bầu khí quyển đầy mây mù cấu thành từ axit sunfuaric, bao phủ trên một bề mặt sa mạc đá cứng, nóng đến mức có thể làm tan chảy cả chì.
|