|
Một ngôn ngữ mất đi đồng nghĩa với sự “ra đi” của một nền văn hoá. |
Cứ hai tuần là có một loại ngôn ngữ bị biến mất trên hành tinh của chúng ta, theo nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học David Harrison - Phó Giám đốc Viện Ngôn ngữ của Mỹ.
Có khoảng 7.000 ngôn ngữ đang tồn tại trong thế giới chúng ta hiện nay. 80% dân số thế giới sử dụng 83 loại ngôn ngữ phổ biến, 0,2% còn lại sử dụng 3.500 loại ngôn ngữ không thông dụng.
Ngôn ngữ bị “diệt chủng” nhanh hơn so với những động vật nằm trong Sách Đỏ. Có 5 khu vực thụôc đối tượng có ngôn ngữ bị “diệt chủng” gồm: Bắc Australia là 153 ngôn ngữ; Trung của Nam Mỹ là 113 (trong đó có Ecuador, Colombia, Peru, Brazil và Bolivia); Cao Nguyên Tây Bắc Thái Bình Dương thụôc Bắc Mỹ là 54 (trong đó có British Columbia của Canada và các tiểu bang Washington và Oregon của Mỹ); Đông Siberia của Nga, Trung Quốc và Nhật Bản (23). Khu vực Oklahoma, Texas và New Mexico (40).
Nói tóm lại, có khoảng 383 ngôn ngữ đang đứng trước nguy cơ bị biến mất khỏi hành tinh này.
Một ngôn ngữ sẽ mất đi sau khi người sau cùng sử dụng ngôn ngữ đó qua đời. Chẳng hạn, chỉ có 1 người dùng tiếng Siletz Dee-ni (một trong 27 ngôn ngữ do những cư dân Ấn Độ sống ở Siletz - vùng đất dành riêng cho bộ lạc người Anh điêng ở Mỹ). Sau khi người này mất đi ngôn ngữ trên cũng không còn tồn tại. Như một luật lệ chung, những người trẻ nhất còn sót lại sử dụng những ngôn ngữ địa phương này thường ở tuổi trên 60. Điển hình là ngôn ngữ Yuchi, ở Oklahoma giờ chỉ còn 5 người đã quá già sử dụng nó.
Có khoảng một nửa trong tổng số 7.000 ngôn ngữ tồn tại trên thế giới hiện nay chưa bao giờ được biết ra. Vì thế, sau khi người sau cùng dùng ngôn ngữ này mất đi thì ngôn ngữ cũng tự động biến mất.
Một ngôn ngữ mất đi cũng có nghĩa là sự diệt vong của một quốc gia, một nền văn hoá có không gian riêng, hiểu biết về thời gian, sinh vật, toàn học… cũng không giống nhau.
Theo giáo sư Sergei Arutyunov thuộc Viện Khoa học Nga, nếu mỗi năm có 20 ngôn ngữ bị biến mất, có nghĩa là sẽ có hơn 2.000 ngôn ngữ sẽ biến mất trong 100 năm nữa.
|