Giữa thế kỷ này, trái đất có thể hết sạch san hô
14:48', 14/12/ 2007 (GMT+7)

San hô bị tẩy trắng ở vùng Rạn san hô vĩ đại, Australia. Ảnh: brisbanetimes

Các rạn san hô tuyệt diệu chắc chắn sẽ chết hết nếu lượng CO2 trong khí quyển cứ gia tăng với tốc độ hiện nay, hấp thụ vào biển và khiến nước biển trở nên chua loét như axit.

Trong vài thập kỷ qua, san hô đã phải chịu những sức ép ngày một tăng từ việc nước biển ấm lên, đánh cá hủy diệt và bệnh tật. Một nghiên cứu mới đây phát hiện thấy san hô ở Thái Bình Dương đang biến mất nhanh hơn những điều chúng ta tưởng.

Nghiên cứu, sẽ công bố tại cuộc họp ngày mai của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ, đã chỉ ra một nhân tố khác đang phá huỷ thành trì sinh thái dưới nước này: đó là CO2.

Khi CO2 sinh ra từ việc đốt xăng dầu hay than, củi, một phần trong số đó được hấp thụ vào các đại dương.

"Khoảng 1/3 CO2 bay vào khí quyển được đại dương hấp thụ", thành viên nhóm nghiên cứu Ken Caldeira từ Viện Carnegie ở Washington, cho biết. "Quá trình này làm chậm lại hiệu ứng nhà kính, nhưng lại là tác nhân chính gây ô nhiễm biển".

Khi CO2 đi vào nước, nó sinh ra axit carbonic - loại axit dùng để tạo ra tiếng xèo xèo cho các loại nước đóng chai. Axit này cũng khiến cho một số khoáng chất dễ hoà tan hơn trong nước biển, đặc biệt là aragonite - khoáng chất được san hô và nhiều loài sinh vật biển khác dùng để tạo nên bộ khung xương.

Caldeira và cộng sự đã chạy thử các mô hình máy tính về phản ứng hoá học ở đại dương dựa trên sự thay đổi nồng độ CO2, từ 280 ppm tới 5.000 ppm.

Họ phát hiện thấy, nếu xu hướng phát thải giữ nguyên như hiện nay, 98% vùng biển có san hô hiện nay sẽ trở nên quá chua để san hô có thể sống được, vào giữa thế kỷ này.

Nguy cơ lớn nhất đe doạ Rạn san hô vĩ đại - cấu trúc sống lớn nhất trái đất và là một biểu tượng của đất nước Australia, kế đến là san hô ở biển Caribbe.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo phải cắt giảm ngay lập tức và chặt chẽ lượng phát thải CO2 để làm chậm quá trình axit hoá đại dương này, trước khi tính đến các ảnh hưởng khác của hiệu ứng nhà kính.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chuột không sợ mèo nhờ... biến đổi gien!  (14/12/2007)
Hãy khóc mỗi khi tâm hồn bạn bị tổn thương  (14/12/2007)
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường  (13/12/2007)
Thương mại điện tử và mua bán qua mạng Internet  (13/12/2007)
“Hai Lúa” cải tiến máy cắt lúa  (13/12/2007)
Cẩn thận khi chọn giày cho trẻ em  (12/12/2007)
GS, TS Trần Văn Trường được ABI bầu chọn là nhân vật của năm 2007  (12/12/2007)
Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ thông tin cho tàu cá  (12/12/2007)
"Vợ bầu… chồng bí"  (11/12/2007)
Cước di động của các mạng GSM sẽ bằng nhau ?  (11/12/2007)
Công bố hết dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm  (11/12/2007)
Tiến sĩ người Việt nhận giải thưởng của Hội thiên văn Mỹ  (10/12/2007)
Chất chống tia tử ngoại dựa trên công nghệ gene giúp ngừa ung thư da  (09/12/2007)
Xe máy điện xách tay  (09/12/2007)
Siêu máy tính chạy trên một chip  (09/12/2007)