|
Ảnh: jupiterimages |
Các nhà khoa học đã tìm hiểu vì sao da chúng ta lại căng lên và răng thì va lập cập mỗi khi một luồng gió lạnh thổi qua. Hệ thần kinh trung ương luôn kiểm soát nhiệt độ da và quyết định khi nào thì ta nên run rẩy.
Run rẩy hay rùng mình là một chức năng tự động vô thức mà cơ thể thực hiện để tự điều chỉnh. Các chức năng khác tương tự bao gồm sự điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, hơi thở và cân nặng.
Run rẩy là nỗ lực cuối cùng của cơ thể để giữ cho nó được ấm.
"Đây thực ra là hoạt động tạo ra hơi nóng của các cơ xương, cần tới rất ít năng lượng và thường là biện pháp cuối cùng để cơ thể duy trì nhiệt độ bên trong nhằm chống chọi với môi trường giá lạnh", nhà nghiên cứu Kazuhiro Nakamura tại Đại học khoa học sức khỏe Oregon, Mỹ, nói.
Nakamura và cộng sự đã nghiên cứu chuột và theo dõi con đường mà cảm giác được chuyển từ da chuột tới các tế bào não trong vùng chuyên biệt. Những tế bào này có thể chuyển thông tin tới vùng não khác để quyết định khi nào cơ thể cần run rẩy.
Nghiên cứu trên chuột có thể áp dụng trực tiếp với con người bởi cả hai có cơ chế cảm giác và điều chỉnh hơi nóng giống nhau.
. Theo VnExpress
|