|
Cả Intel và Samsung đều đã đưa ra con chip 32-nanometre |
Bảy nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đã quyết định liên kết sản xuất các con chip (bộ vi xử lý) kích thước chỉ bằng 32 phần tỷ mét.
Ước tính tổng chi phí cho dự án này khoảng hơn ba tỷ USD.
Bảy công ty: IBM, Toshiba, AMD, Samsung, Chartered, Infineon và Freescale đã quyết định thành lập một liên minh để giảm chi phí sản xuất chip.
Theo nhà phân tích Malcolm Penn của tổ chức Tầm nhìn tương lai (Future Horizons), liên minh này là một hình mẫu “cộng tác tiền- cạnh tranh”.
Ông nói: Cứ hai năm, ngành công nghiệp điện tử lại cần một lượng tiền khổng lồ để tái đầu tư.
Bảy công ty này đã nhất trí cùng hợp tác đến năm 2010 để thiết kế, triển khai và sản xuất các con chip với hệ thống mạch siêu nhỏ.
Theo quy luật vật lý chip càng có nhiều bóng bán dẫn thì khả năng xử lý dữ liệu càng lớn, tuy nhiên, chi phí sản xuất rất cao.
Một con chip 32-nm có thể chứa hơn một tỷ bóng bán dẫn và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, từ sản xuất thẻ nhớ, máy tính, card đồ họa, hộp điều khiển các máy chơi game...
Điều đáng chú ý là, hãng Intel, nhà cung cấp chip máy tính lớn nhất thế giới không tham gia liên minh nói trên.
Ông Penn phân tích: Intel có một thị trường riêng biệt, họ chỉ sản xuất chip cho các máy tính cá nhân. Thị trường của họ gần như không có cạnh tranh. Sự vắng mặt của Intel trong liên minh này không quan trọng.
Ông Mark Bohr, Giám đốc thiết kế cấu trúc và tích hợp của Intel nói, sự cần thiết phải thành lập liên minh cho thấy một khối lượng công việc khổng lồ cần phải làm cho công nghệ sản xuất chip mới.
. Theo ND |