Chính sách năng lượng lãng phí, sự lạm dụng nguồn tài nguyên, sự khan hiếm nước sinh hoạt, tình trạng khí hậu trái đất ấm lên, nạn chặt phá rừng là những vấn đề nổi cộm cần phải giải quyết để giữ gìn môi trường sống bền vững trên hành tinh xanh của chúng ta. Vào năm 2025, sẽ có thêm khoảng 2,9 tỉ người ở khắp châu lục phải đối mặt với tình trạng thiếu nước uống trầm trọng; Theo dự đoán của Liên Hiệp Quốc, nhu cầu năng lượng của thế giới sẽ tăng gấp 60% vào năm 2030.
Sau đây là danh sách 10 công nghệ môi trường mới nổi được quan tâm nhất hiện nay. Một số mới, một số cũ, một số hơi kỳ cục. Tuy nhiên, tất cả chúng đều vì mục đích vẽ một bức tranh tươi sáng hơn cho tương lai
1. Giấy tái sử dụng nhiều lần
Hãy tưởng tượng bạn đang nằm cuộn tròn trên tràng kỷ đọc báo buổi sáng. Sau đó, bạn sử dụng lại tờ giấy báo đó để đọc một cuốn tiểu thuyết mới xuất bản gần đây nhất của một tác giả mà bạn yêu thích. Điều này có thể xảy ra đối với một tờ giấy điện tử, một loại chất liệu trông rất giống giấy thật nhưng lại có thể tái sử dụng nhiều lần.
Tờ giấy điện tử này có chứa những nang li ti đựng đầy các hạt có khả năng mang điện tích gắn chặt vào với phôi thép. Mỗi nang nhỏ này có các những hạt đen và trắng khác nhau để phù hợp với cục dương hay cực âm của bộ phận nạp điện. Tùy thuộc vào từng loại bộ phận nạp điện, bề mặt của các hạt đen hay trắng sẽ hiển thị theo những mẫu khác nhau.
2. Chôn C02
Carbon dioxide là khí thải gây hiệu ứng nhà kính đáng kể nhất góp phần làm khí hậu trái đất ấm lên. Theo Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng, vào năm 2030, chúng ta sẽ thải gần 8.000 tỉ tấn khí CO2. Một số nhà khoa học cho rằng chúng ta không thể cắt giảm việc thải khí C02 vào không khí và chúng ta phải tìm ra cách triệt tiêu loại khí này. Chẳng hạn như tách khí C02 khỏi những loại khí thải khác rồi bơm khí đó vào lòng đất ở những giếng dầu bỏ hoang, hồ nước mặn hay những khe đá trước khi nó có cơ hội thoát ra ngoài không khí. Ý tưởng này nghe có vẻ như rất tuyệt. Tuy nhiên, các nhà khoa học không dám chắc khí C02 bị chôn vùi có ở mãi dưới đất hay không và tác động lâu dài của việc này là gì . Hơn nữa, chi phí tách C02 và chôn loại khí này xuống đất quá cao cho phương pháp này khó có khả năng khả thi.
3. Hãy để cho cây xanh và vi khuẩn dọn sạch cho chúng ta
Hãy sử dụng cây xanh và vi khuẩn làm công cụ dọn sạch những nơi bị ô nhiễm. Chẳng hạn như dùng vi khuẩn làm sạch nitrate trong nước nhiễm khuẩn; dùng cây xây để hút chất độc arsen trong đất bị nhiễm bẩn theo quá trình được gọi là sự cải tạo bằng thực vật. Các loại cây bản địa thường là ưu tiên lựa chọn hàng đầu vì hầu hết chúng có khả năng thích ứng cao với môi trường của địa phương đó, không cần phải tưới nước hay phun thuốc sâu cho chúng. Các nhà khoa học còn biến đổi gene của thực vật để chúng hút những chất nhiễm bẩn qua rễ rồi chuyển các chất nhiễm bẩn lên lá. Bằng cách này, chúng ta có thể dễ dàng thu được chất gây nhiễm bẩn đất bằng cách hái lá của những cây này.
4. Phủ xanh mái nhà
Vườn cây trên mái nhà sẽ giúp hấp thu nhiệt, hấp thụ nước mưa. Quan trọng hơn là kỹ thuật kiểu vườn treo Babylon này sẽ giúp làm giảm hiệu ứng “đảo nhiệt” xảy ra tại các trung tâm đô thị lớn. Bướm và chim sẽ ghé đến làm cho cuộc sống của người dân đô thị bớt căng thẳng.
Hiện nay, ý tưởng mái nhà xanh đã được thử nghiệm tại bang Penn của Mỹ.
5. Khai thác sóng và thủy triều để sản xuất điện
Đại dương chiếm hơn 70% diện tích bề mặt trái đất. Sóng là nguồn năng lượng vô cùng dồi dào. Chúng ta có thể khai thác nguồn năng lượng này để làm quay các tua bin, chuyển hóa cơ năng thành điện năng. Nhược điểm của công nghệ này là đôi khi các con sóng quá nhỏ, không đủ sức tạo ra điện.
Mỹ đang tiến hành xây dựng 6 tua bin chạy bằng thủy triều tại sông Đông của thành phố New York. Thổ Nhĩ Kỳ đang xây dựng một hệ thống phao có khả năng giữ năng lượng của những con con sóng xa bờ trong khuôn khổ một dự án mới sản xuất điện từ sóng cho hơn 1.500 hộ dân.
6. Nhiệt điện đại dương
Các đại dương là những tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất trên trái đất của chúng ta. Nhiệt năng mà chúng thu được từ mặt trời mỗi ngày tương đương với năng lượng của 250 tỉ thùng dầu. Các nhà khoa học đang tìm cách tận dụng nguồn nhiệt năng vô tận này để biến chúng thành điện năng thông qua một kỹ thuật dựa trên sự khác biệt nhiệt độ giữa bề mặt ấm nóng của đại dương và tầng nước sâu lạnh lẽo ở dưới đáy. Sự khác biệt nhiệt độ này sẽ làm vận hành các tua bin, làm chạy các máy phát điện.
7. Những ý tưởng mới bắt nguồn từ mặt trời
Năng lượng của mặt trời, thứ đến được trái đất thông qua hình thức photon, có thể chuyển thành điện hay nhiệt. Các thiết bị thu năng lượng mặt trời có nhiều hình thức khác nhau và đã được nhiều công ty hay hộ gia đình sử dụng. Hai loại thiết bị thông dụng là pin mặt trời và thiết bị thu nhiệt năng mặt trời. Các nhà nghiên cứu không chỉ dừng ở đó. Họ còn tìm cách phát minh ra cách tập trung được năng lượng mặt trời bằng cách sử dụng pin và chảo parabol.
8. Thủy điện
Thủy điện đã được quảng cáo là sự lựa chọn thích hợp thay thế cho năng lượng hóa thạch. Người ta tạo ra nước bằng cách kết hợp khí hydro với khí oxy. Trong quá trình phản ứng, nó sinh ra điện. Vấn là làm sao để buồng đốt thu được hydro. Các phân tử chẳng hạn như nước và cồn phải trải qua quá trình xử lý tách hydro nhằm cung cấp nguyên liệu cho buồng đốt. Một số quá trình này đòi hỏi phải sử dụng một nguồn tài nguyên năng lượng khác. Điều này làm mất đi lợi thế của nguồn công nghiệp sạch. Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu cách thức cung cấp điện năng cho máy vi tính xách tay và các thiết bị nhỏ bằng các buồng đốt nhiên liệu. Một số công ty sản xuất xe hơi tuyên bố sẽ sản xuất một loại xe không thải thứ gì ngoài nước sạch.
9. Lọc muối khỏi nước biển để lấy nước ngọt
Theo Liên Hiệp Quốc, vào giữa thế kỷ này, sẽ có hàng tỉ người trên trái đất bị thiếu nước ngọt. Có một cách giúp tạo ra nước ngọt để cung cấp cho những nơi khan hiếm nước trên thế giới. Đó là tách muối và các khoáng chất khỏi nước biển. Vấn đề là phương pháp này đắt và tiêu tốn nhiều năng lượng. Các nhà khoa học đang cùng nhau bắt tay tìm ra qui trình lọc nước biển có sử dụng nguồn năng lượng rẻ tiền để nấu cho nước bay hơi và dẫn qua một màng lọc có những lỗ cực kỳ nhỏ nhằm tăng tính hiệu quả của phương pháp này.
10. Sản xuất dầu mỏ rác thải
Tất cả các chất thải hữu cơ từ thịt cho đến lốp xe đã qua sử dụng hay vỏ đồ hộp đều có thể tạo ra dầu mỏ thông qua một quá trình được gọi là tách hợp nhiệt. Quá trình này giống như cách tạo ra dầu mỏ như trong tự nhiên nhưng nó không diễn ra trong thời gian hàng triệu năm. Để dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng 1 tấn thịt gà thải đi có thể tạo ra khoảng 272 kg dầu mỏ.
|