3 năm sau thảm họa sóng thần, viện trợ cho châu Á đã “khô cạn”
15:56', 24/12/ 2007 (GMT+7)

Những thách thức mới dần hiện rõ khi những người sống sót sau thảm họa sóng thần năm 2004 sắp sửa phải tự đứng vững trên đôi chân của mình.

Cách đây 3 năm, một thảm họa sóng thần đã xảy ra khiến 230.000 người ở các quốc gia ven Ấn Độ Dương từ Đông Phi đến Indonesia phải thiệt mạng. Thế giới đã cam kết sẽ tài trợ khoảng 13,6 tỉ USD để xây dựng lại nhà cửa, tái thiết vùng bờ biển bị tàn phá và hỗ trợ lương thực thực phẩm cho những người sống sót.

Thế nhưng các nguồn hỗ trợ hiện nay đang dần dần cạn kiệt. Những người được hỗ trợ đang đứng trước những thách thức phải tự đứng vững trên đôi chân của mình mà không cần có sự trợ giúp.

Các kết quả của 3 năm nỗ lực tái thiết đã hiện ra rõ ràng dọc bờ biển tỉnh Aceh của Indonesia, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau thảm họa ngày 26.12.2005. Một số người liên quan thậm chí còn gọi Aceh là mô hình điểm của thành công tái thiết sau thảm họa.

Người đứng đầu cơ quan tái thiết chính phủ Indonesia Kuntoro Mangkusubroto nói nước này đã hoàn thành khoảng 80% công việc xây dựng lại sau thảm họa. Nhìn chung, đã có những tiến bộ đáng mừng”.

Hơn 2 tỉ USD đã được chi cho công việc xây dựng lại bờ biển phía nam Thái Lan nơi sóng thần đã tàn phá nghiêm trọng và cướp đi mạng sống của 8.000 người. Tại Sri Lanka, nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai, “bức tranh khá tốt” dù cuộc chiến giữa chính phủ và lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil vẫn diễn ra.

Tuy nhiên, một số người lo ngại sẽ gặp khó khăn khi công tác tái thiết chính hoàn thành vào giữa năm 2008. Vào tháng 4.2009, khi công tác tái xây dựng của cơ quan quản lý đất đai Indonesia chính thức kết thúc,nước này sẽ cần phải chi 8 tỉ USD cho riêng tỉnh Aceh, cao hơn chi phí dự kiến 1,9 tỉ USD. Trong khi đó, hiện chỉ còn duy nhất một công ty nước ngoài chính, công ty Lafarge SA có trụ sở đặt tại Pháp, còn duy trì những khoản đầu tư đáng kể. Công ty này sẽ chi 90 triệu USD để xây dựng lại nhà máy xi măng cạnh bờ biển ở Lhoknga, ngoại ô Banda Aceh.

Các nước đang quay sang kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân tiếp tục công việc đầy khó khăn trên. Tuy nhiên, nếu làm ăn với các nhà đầu tư tư nhân, chính phủ những nước này phải đề phòng cẩn thận vì sẽ có công ty ma, hoặc xây dựng hạ tầng cơ sở không chắc chắn, tình trạng bấp bênh về sở hữu nhà đất.

  • Tố Uyên (theo AP)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Một năm sôi động của Blog Việt  (24/12/2007)
Hải sâm-“vũ khí mới chống sốt rét”  (24/12/2007)
Vật thể bay đâm vào sao Hỏa không ảnh hưởng đến Trái đất  (23/12/2007)
Từ vật thể bé nhỏ nhất đến vũ trụ bao la  (23/12/2007)
Việt Nam cấy ghép thành công cá phát sáng  (23/12/2007)
10 công nghệ môi trường mới nổi hàng đầu  (21/12/2007)
Giá TV mỏng giảm 40% năm nay và 30% trong năm tới  (21/12/2007)
Lạm dụng chụp CT có thể bị ung thư  (20/12/2007)
Hạt nở bị nghi gây ngộ độc cho hàng loạt học sinh  (20/12/2007)
Trẻ dưới 3 tuổi đội mũ bảo hiểm dễ gây nguy hiểm  (20/12/2007)
Bảy đại công ty liên kết sản xuất chip siêu nhỏ  (20/12/2007)
Lần đầu tiên phát hiện ra sông băng hoạt động trên sao Hỏa  (20/12/2007)
Massage giúp giảm cơn đau và lo lắng sau phẫu thuật  (20/12/2007)
Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tái phát  (20/12/2007)
Tổ lạnh, tổ rỗng thời hiện đại  (19/12/2007)