Năm 2007 là một năm cách mạng của tế bào gốc, và nhiều tiến bộ mới trong điều trị bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y. Trong khi đó cựu Phó Tổng thống Mỹ, Al Gore, cùng Ủy ban Nghiên cứu về Thay đổi Khí hậu đã nhận giải Nobel Hòa bình.
|
Ba nhà khoa học nhận giải Nobel Y học năm 2007. Nguồn: scienceroll.com
|
1, Nobel Y học 2007 dành cho các nghiên cứu về tế bào gốc đã được trao vào ngày 8.10. Giải đã thuộc về ba nhà nghiên cứu Anh, Mỹ và Italia. Ba nhà khoa học Mario R. Capecchi (Italia), Martin J. Evans (Anh) và Oliver Smithies (Mỹ).
Họ đã có một loạt khám phá mang tính đột phá về tế bào gốc phôi thai và ADN. Những nghiên cứu của họ đã mở đường cho một loại công nghệ mạnh nhằm điều khiển gien ở chuột - nhắm bắn gien ở chuột.
Với công nghệ bắn gien, hiện các nhà khoa học có thể biến đổi ADN trong bộ gien chuột, giúp họ xác định được vai trò của các gien đơn nhất liên quan tới bệnh tật và sức khỏe. Nhắm bắn gien đã tạo ra hơn 500 các chứng rối loạn khác nhau của người trên chuột, gồm bệnh tim mạch, suy thoái thần kinh, tiểu đường và ung thư.
Cho tới nay, hơn 10.000 gien chuột (khoảng 50% số gien ở loài động vật này) đã bị vô hiệu hóa. Cộng đồng khoa học quốc tế sẽ tiếp tục vô hiệu hóa số gien còn lại trong tương lai gần.
2, Tạo ra tế bào gốc từ da người: Tháng 11.2007, Shinya Yamanaka thuộc ĐH Kyoto – Nhật Bản cùng chuyên gia sinh học phân tử, James Thomson, từ ĐH Wisconsin, Mỹ, cho biết họ đã tái lập chương trình, gọi là “reprogram”, khiến cho những tế bào da bình thường có thể hoạt động như tế bào gốc phôi.
Bước đột phá này, một ngày nào đó cho phép các nhà khoa học tạo ra được các tế bào gốc mà không cần phải phá hủy các phôi thai – tránh được những cuộc tranh cãi và những vấn đề đạo đức.
3, Nguồn mới để chế tạo ra tế bào gốc
|
Người ta phát hiện ra dịch màng ối là nguồn cung cấp tế bào gốc vô cùng phong phú. Nguồn: Time |
Đây là năm của các thành tựu về tế bào gốc. Nhưng không thể không thể đề cập đến việc phát hiện ra tế bào gốc trong dịch màng ối.
Các nhà nghiên cứu tin rằng các tế bào này có tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau, khoảng 220 loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể người. Nguồn tế bào mới này sẽ thay thế cho việc nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai và tế bào trưởng thành.
4, Bản đồ gien người: Vào tháng 9.2007, nhà sinh lý học tự do, J. Craig Venter, đã công bố bản giải mã bộ gien người.
Cùng với các nhà nghiên cứu tại Học viện J. Craig Venter – Maryland, Mỹ và nhiều học viện khác, Venter đã đưa ra toàn bộ chuỗi gien lưỡng bội, hay còn gọi là tất cả thông tin di truyền của cả hai bộ nhiễm sắc thể thừa hưởng được từ bố mẹ ông.
Kỳ công của Venter đã đem lại cho nền khoa học một bước tiến gần hơn trong lĩnh vực sản xuất thuốc để sử dụng “cá nhân hóa”. Đồng thời điều đó còn giúp chúng ta phát hiện sự khác nhau giữa các bộ gien
Có lẽ, sự phát hiện này không giúp cho chúng ta biết được bố mẹ có phải là nguyên nhân khiến cho con cái có thể bị hói đầu hay bị cận. Tuy nhiên đối với các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim hay ung thư vú, cơ hội điều trị với bộ gien đã được giải mã sẽ cao hơn.
5, Hàng trăm loài mới được phát hiện:
|
Hồi tháng 5 vừa qua, trên tạp chí Tự nhiên - Nature, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện được 700 loài sinh vật mới. Trong đó có loài hải miên ăn thịt và loại nhện biển khổng lồ. Nguồn: Time |
Hồi tháng 5 vừa qua, trên tạp chí Tự nhiên – Nature, các nhà khoa học đã thông báo rằng họ đã phát hiện được 700 loài sinh vật mới. Trong đó có loài hải miên ăn thịt và loại nhện biển khổng lồ. Những loài sinh vật mới này được phát hiện ở độ sâu từ 700m – 6.000m, ở vùng biển Weddell, ngoài khơi Nam Cực.
Một quần thể động vật khác được tìm thấy bao gồm: một loài lưỡng cư không chân tại Goa - Ấn Độ, 11 loài mới động – thực vật ở vùng rừng nhiệt đới miền Trung – Việt Nam, một loài khỉ ở Uganda, một loài dơi chân có giác hút ở Madagascar, một loài báo mới ở Sumatra và Borneo….
6, Động vật già nhất thế giới. Tháng 10.2007, các nhà nghiên cứu từ ĐH Bangor xứ Wales đã tiến hành rà soát thềm lục địa duyên hải bắc Iceland, khi họ tình cờ phát hiện một con trai được cho rằng sống lâu nhất thế giới. Nó đã sống được 405 tuổi.
Có lẽ con trai này có thể còn sống lâu hơn, cho tới khi nhóm nghiên cứu buộc phải tiến hành xác định tuổi con trai bằng cách nghiên cứu các vòng tròn trên mai con trai.
Loài trai, ở vùng Bắc Đại Tây Dương (Arctica Atlantica), thường sống rất lâu. Nhiều con đã sống hàng hai trăm cho đến 300 năm tuổi.
Người ta đã phát hiện ra con trai già nhất thế giới này ở độ sâu cách mặt nước 262 feet (80m).
Loài động vật này bắt đầu trải qua quãng đời bằng cách vùi mình trong vùng cát khi vở kịch Hamlet của Shakespeare vừa mới được công diễn trong rạp hát Toàn Cầu - Globe Theater, và người Anh vừa mới cắm cái trại đầu tiên ở Bắc Mỹ.
7, Tạo ra van tim từ tế bào người:
|
Tế bào tim người được phóng đại. Nguồn: Time |
Tổ chức Y tế Thế giới (World Heath Organization – WHO) ước tính trong vòng 3 năm tới, toàn cầu có khoảng 600.000 bệnh nhân cần thay van tim. Các nhà khoa học Anh đã đem lại cho các bệnh nhân này một niềm hy vọng mới.
Môt nhóm nghiên cứu do BS. Magdi Yacoub – ĐH Hoàng gia Luân Đôn, nói rằng sau 10 năm trồng cây đã đến ngày hái quả. Nhóm nghiên cứu đã phát triển tế bào tủy xương thành các mô mang chức năng của van tim người.
Yacoub hy vọng các mô này sẽ tiếp tục phát triển mang hình hài của một van tim hoàn chỉnh nhờ vào một loại vật liệu keo dính đặc biệt. Nếu các van tim này thử nghiệm thành công trên động vật, ông cho rằng có thể ghép cho người trong vòng 3-5 năm tới.
Những kết quả này đã tiếp sức cho các nhà khoa học trên toàn thế giới trong việc tạo ra các van tim mới và các bộ phận khác trên cơ thể người.
8, Vắc-xin ngừa cúm gia cầm đầu tiên dành cho người:
|
Hy vọng ngăn chặn được một viễn cảnh tồi tệ, năm 2007 Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (Food and Drug Administration – FDA) đã thông qua loại vắc-xin người cúm gia cầm đầu tiên dành cho con người. Nguồn: Time/AP |
Năm 2007, mối đe dọa của một đại dịch cúm gia cầm có vẻ giảm đi một chút. Căn bệnh chết người này đã giết chết 207 người trên toàn thế giới và làm cho 336 người khác phải nhiễm bệnh kể từ khi xuất hiện vào năm 2003.
Tuy chỉ có một vài ca có dấu hiệu lây từ người sang người, các nhà khoa học e ngại rằng theo thời gian, vi-rút H5N1 sẽ biến thể thành một vi-rút có khả năng lây truyền dễ dàng hơn.
Điều đó có thể khiến cho đại dịch cúm bùng phát trên phạm vi toàn cầu. Hy vọng ngăn chặn được một viễn cảnh tồi tệ, năm 2007 Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (Food and Drug Administration – FDA) đã thông qua loại vắc-xin người cúm gia cầm đầu tiên dành cho con người.
Được tạo ra từ các mẫu vi-rút lấy từ bệnh phẩm của người, loại vắc-xin này sẽ được tiêm hai mũi vào cơ. Tuy nhiên, hiện nay loại vằc-xin nay vẫn chưa được lưu hành rộng rãi.
9, Nobel HHòabình 2007 vì những nỗ lực bảo vệ môi trường:
|
Cựu Tổng thống Mỹ Al Gore đã nhận giải Nobel Hòa bình 2007, cùng với Tiểu bang Liên Chính phủ về Biến đồi Khí hậu. Nguồn: www.usa.no |
Chiều 12.10, Ủy ban Nobel Hòa bình Na Uy đã quyết định trao Giải Nobel Hòa bình cho Tiểu ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) và cựu Phó Tổng thống Mỹ Albert Arnold (Al) Gore Jr.
Họ đã nỗ lực tập hợp và tuyên truyền những kiến thức về biến đổi khí hậu do con người gây ra, đặt những nền tảng cho các phương pháp cần để đối phó với những thay đổi như vậy.
Thông cáo báo chí của Ủy ban Nobel nhấn mạnh, những dấu hiệu thay đổi khí hậu trái đất tương lai phải được ghi nhận bằng sự nghiêm túc nhất và bằng nguyên tắc phòng ngừa cao nhất. Sự biến đổi lớn về khí hậu có thể thay đổi và đe dọa tới điều kiện sống của nhân loại.
Biến đổi khí hậu có thể gây ra sự di cư quy mô lớn và dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt hơn về tài nguyên thiên nhiên trên trái đất. Nguy cơ các cuộc xung đột bạo lực, chiến tranh trong và giữa các quốc gia có thể gia tăng.
10, Hội nghị Bali - Indonesia đạt thỏa thuận khí hậu nhờ Mỹ đổi ý
Các phái đoàn dự hội nghị Liên hiệp quốc tại Bali đã đạt được thỏa thuận về hạn chế biến đổi khí hậu sau nhiều ngày tranh cãi gay gắt. Thỏa thuận chỉ có được nhờ Hoa Kỳ thay đổi hẳn quan điểm vốn trước đó yêu cầu các nước đang phát triển phải cam kết mạnh mẽ hơn.
EU trước đó cũng bác bỏ văn bản thỏa hiệp với các nước đang phát triển bao gồm cả Trung Quốc.
Những nước này muốn Phương Tây cam kết có nhiều hành động hơn trong việc chuyển giao các công nghệ sạch sang các nước đang phát triển.
Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ đồng ý rằng các nước công nghiệp phát triển cao sẽ không đặt ra mục tiêu để hạn chế khí thải nhà kính ở giai đoạn này.
Nay thì ’Lộ trình Bali’ mở ra quá trình đàm phán hai năm nhằm thỏa thuận về mục tiêu về hạn ngạch khí thải để thay thế cho những gì ghi trong nghị định thư Kyoto.
. Theo VNN |