Tại sao phải xây dựng tiêu chuẩn ISO 14000?
17:20', 19/7/ 2007 (GMT+7)

Kiểm tra chất lượng nước thải luộc gỗ tại một công ty chế biến lâm sản ở Bình Định. Ảnh: M.H

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xây dựng tiêu chuẩn ISO 14000 nhằm quản lý môi trường (QLMT) theo hệ thống đang được nhiều DN quan tâm, nhất là những DN tham gia xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, cả thế giới đang phải chứng kiến và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của sự suy thoái môi trường. Hiện tượng suy giảm tầng ozone, sự tăng dần nhiệt độ của trái đất và tần suất thiên tai, mưa, bão ngày càng tăng, gây thiệt hại về người và của với con số ngày càng lớn. Một trong những nguyên nhân gây tác động lớn đến môi trường là sự ô nhiễm từ các nhà máy, các chất thải công nghiệp. Vì thế, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường (BVMT) và chống ô nhiễm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới. Ở nhiều quốc gia, vấn đề BVMT đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Có nhiều quốc gia yêu cầu sản phẩm khi nhập khẩu vào nước họ phải có nhãn xanh (nhãn môi trường).

Tại Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển do Liên Hiệp quốc tổ chức tại Rio De Janeiro tháng 6.1992, người ta đã thấy cần phải có một tiêu chuẩn quốc tế về QLMT. Đến tháng 9.1996 bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về Hệ thống quản lý môi trường chính thức được ban hành. Đây là một đóng góp tích cực cho mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và bãi bỏ hàng rào thuế quan trong thương mại. Việc thực hiện một hệ thống QLMT phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14000 sẽ giúp cho DN thu được những lợi ích như: giảm thiểu chất thải trong sản xuất; sử dụng tiết kiệm và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên; hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí thanh tra; rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục cấp giấy phép; góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế; giúp DN tiêu thụ sản phẩm một cách rộng rãi mà không gặp bất kỳ trở ngại nào về môi trường (nhất là trên thị trường thế giới). ISO 14000 được ví như là “giấy thông hành xanh” khi DN tham gia thị trường thế giới.

Thời gian qua, các DN Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của ISO 14000 và vấn đề BVMT. Một số DN đã áp dụng thành công và được cấp chứng chỉ phù hợp ISO 14000. Tuy nhiên, con số này vẫn còn rất khiêm tốn. Hầu hết các DN tuy ít nhiều quan tâm đến môi trường nhưng chưa thực hiện quản lý theo hệ thống; trình độ quản lý, công nghệ chưa cao; kiến thức về QLMT của DN còn hạn chế; kinh phí cho việc triển khai áp dụng còn khá cao.

Ở tỉnh Bình Định, cũng chỉ mới có Công ty cổ phần Đường Bình Định được cấp chứng nhận ISO 14000. Đây cũng là một trở ngại lớn cho quá trình hội nhập khi nhiều DN trong tỉnh chưa quan tâm hoặc chưa có điều kiện thực hiện hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000.

  • M.H(tổng hợp)
In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phát hiện chiếc mặt nạ vàng thứ hai ở Bulgaria  (17/07/2007)
Phát hiện loài phong lan mới tại Công viên quốc gia Yosemite của Mỹ  (17/07/2007)
Paris ưu ái xe đạp   (16/07/2007)
Nhà xây bằng... nước  (15/07/2007)
Robot giúp bác sĩ sát cánh cùng bệnh nhân  (15/07/2007)
Những lời có cánh  (14/07/2007)
Đà Nẵng: Xe máy chạy bằng 25% xăng và 75%... nước!  (13/07/2007)
Quy Nhơn: 10 ngày có thêm 117 bệnh nhân sốt xuất huyết  (13/07/2007)
Sốt xuất huyết diễn biến khác thường  (12/07/2007)
Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững đầm Thị Nại  (11/07/2007)
Thư gởi con gái  (11/07/2007)
Nuốt kẹo cao su có hại không?  (10/07/2007)
Họ đã trở thành freeter như thế nào?  (09/07/2007)
Sự sống ngoài trái đất có thể lạ hơn ta tưởng  (08/07/2007)
Cùng nhảy nào!  (07/07/2007)