Sự biến mất của các vùng đồng bằng ở Pakistan
20:19', 6/8/ 2007 (GMT+7)

Trước kia thị trấn Keti Bandar là một bến cảng nước sâu tấp nập nằm trong vùng đồng bằng sông Indus ở phía nam Pakistan. Sự thịnh vượng của nó được minh chứng bằng những tòa nhà kiên cố dùng làm nơi làm việc, trụ sở cơ quan hải quan và nhiều kho chứa hàng phục vụ cho các hoạt động xuất khẩu sầm uất của thị trấn.

Thế nhưng, 3 con đê bảo vệ xung quanh Keti Bandar giờ bị sóng biển bào mòn, chỉ còn là một eo đất mỏng, dài chừng 2 km, nó là cây cầu đất duy nhất nối với đất liền.

Trong khi đó mực nước biển cứ ngày một tăng dần. Hai năm trước khi thủy triều lên cao cũng chỉ đến gần một nhà máy xay gạo nằm ngay phía ngoài thị trấn, giờ nơi đó là một vùng nước mênh mông.

 

Các vùng đồng bằng biến mất khi nước thủy triều ngày càng dâng cao.

 

Đảo Keti Bandar

Ông Bachal Khanejo, một người dân địa phương sống bằng nghề chèo thuyền cho biết, thủy triều sẽ rút, nhưng rồi nó sẽ quay trở lại với một sức mạnh lớn hơn. Cứ đà này hai năm nữa cả thị trấn sẽ bị chìm trong nước.

Vào năm 1946, thị trấn Keti Bandar là một vùng thuộc đất liền, thế nhưng giờ nó là một hòn đảo, phải mất 30 phút chạy bằng thuyền mới tới bờ.

Cả Keti và Kharo Chhan (giờ đã biến mất) xưa kia đều là những thị trấn quan trọng thuộc một trong chín vùng đồng bằng lớn nhất của thế giới. Trải qua một nghìn năm, con sông Indus giờ bị chia cắt thành 17 nhánh sông chính và hàng chục nhánh sông nhỏ lẻ khác trong quá trình chảy vào Biển Arabian Sea ở phía nam đất nước.

Bị xuống cấp do hệ thống tưới tiêu chằng chịt

Nằm giữa các nhánh sông, tỉnh Sindh được xem là vùng đất trù phú nhất trong khu vực. Năm 1921, thành phố Sindh được xem là thành phố chính của vùng đồng bằng sản sinh lúa gạo, chuối, lạc đà, than và gỗ. Len sợi và cá là những sản phẩm nổi tiếng của vùng.

Cho đến năm 1935, tàu thuyền vẫn còn đi lại tấp nập từ vùng nhánh sông Ochito đến cảng Keti để thu mua các sản phẩm này xuất khẩu qua Trung Đông.

Những thập kỷ sau đó, vùng đồng bằng bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng khi một hệ thống tưới tiêu lớn được xây dựng tại đây.

Bắt đầu từ vùng thượng nguồn của tỉnh Punjab, hệ thống tưới tiêu này rút nước từ sông Indus và 4 nhánh sông của nó. Kênh tưới chính đầu tiên nằm trên hệ thống sông Indus được xây dựng tại tỉnh Punjab từ năm 1859. 5 kênh tiếp theo xây dựng từ giữa năm 1885-1914. Tại tỉnh Sindh, 3 đập nước cũng được xây dựng từ giữa năm 1932-1962.

Vào những 1960, hai nhánh của con sông Indus bị tách đôi, hai đập nước chính được xây lên nhằm giữ nước cung cấp cho Punjab.

 

Sự xâm lấn của biển đã biến hàng triệu mẫu đất của vùng đồng bằng thành những bãi đất khô cằn chứa đầy muối.

 

Sa mạc muối

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính của sự biến mất này là do quá trình sa mạc muối.

Theo các số liệu thống kê của Cơ quan phát triển Điện và Nước Pakistan, lượng nước từ các con sông đổ vào vùng đồng bằng đã giảm xuống nghiêm trọng từ những năm 1947 đến 2002.

Do lượng nước sông ít lại đã nhường chỗ cho nước biển tràn vào các nhánh sông và các lạch nước của toàn khu vực đồng bằng, biến những cánh đồng xanh mơn mởn thành những sa mạc muối xám xịt.

Kể từ đó, sự xâm lấn của biển đã biến hàng triệu mẫu đất của vùng đồng bằng thành những bãi đất khô cằn chứa đầy muối, phá hủy những rừng cây đước xanh tốt, gây xói mòn đất nghiêm trọng.

Sự xâm nhập của nước biển đã biến mạch nước ngầm dưới lòng đất thành nước lợ, trong khi các kênh đào dùng để hút nước từ các con sông chính bị khô hạn hầu như suốt cả năm. Đó cũng là nguyên nhân gây thiếu hụt nguồn nước uống trầm trọng cho người dân địa phương.

Trong khi đó sự thu ngắn của các cánh đồng cỏ khiến cho lượng gia súc, vật nuôi trong khu vực giảm đáng kể.

Chưa có con số thống kê chính xác nào về số lượng di dân tại khu vực này. Hầu hết những người ở lại đều là những người quá nghèo hoặc không nỡ từ bỏ nơi chôn rau cắt rốn.

  • Hồng Hà (theo BBC)
In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
87,5 % người VN dưới 18 tuổi bị sâu răng  (06/08/2007)
Dấu hiệu trẻ bị cận thị  (05/08/2007)
Nên đứng khi uống thuốc  (05/08/2007)
Khỏe, đẹp cùng Aerobic  (04/08/2007)
Bệnh đái tháo đường đang có chiều hướng gia tăng  (04/08/2007)
Hé mở bí ẩn thời kỳ "bùng phát vốn từ" ở trẻ  (03/08/2007)
Góp phần thúc đẩy thị trường công nghệ  (02/08/2007)
Các nhà khoa học Nga bắt đầu chinh phục Bắc Cực  (02/08/2007)
Bệnh lợn tai xanh không lây sang người  (02/08/2007)
Phát hiện thêm 28 trường hợp HIV/AIDS  (02/08/2007)
Nga thăm dò dầu mỏ ở đáy biển Arctic  (01/08/2007)
Mất cân bằng về tỉ lệ giới tính có chiều hướng gia tăng  (01/08/2007)
Thế hệ "cái tôi" ở Trung Quốc  (31/07/2007)
Tại sao không gọi la bàn là kim chỉ bắc?  (31/07/2007)
75% người Việt Nam mắc bệnh giun sán  (30/07/2007)