PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH BIOGAS:
Hiệu quả thiết thực
9:37', 16/8/ 2007 (GMT+7)

Những năm qua, một số chương trình của ngành nông nghiệp, khoa học công nghệ, môi trường… đã hỗ trợ xây lắp hầm biogas trên địa bàn nông thôn tỉnh ta, góp phần giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi, tăng thêm các tiện ích khác.

 

Hầm biogas dạng vòm đang được xây dựng tại một hộ gia đình.

 

Chỉ tính khoảng 5 năm trở lại đây, Chương trình khí sinh học (KSH) cho ngành chăn nuôi Việt Nam - do Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ, đã giúp tỉnh ta phát triển trên 2.000 công trình (CT) biogas, chưa kể nhiều CT biogas của các cơ sở chăn nuôi, các hộ gia đình tự bỏ vốn xây dựng. Riêng trong năm 2007 tỉnh ta sẽ phát triển thêm 1.000 CT biogas, phân bổ đều khắp các huyện, thành phố. Mỗi công trình được SNV hỗ trợ 1 triệu đồng. Ngoài ra, trong 2 năm 2006-2007, tỉnh và các địa phương có kinh phí đối ứng khoảng 400 triệu đồng/năm, chủ yếu chi phí về quản lý, tập huấn kỹ thuật, quảng bá, tuyên truyền… Qua thực tế, sử dụng CT biogas trong chăn nuôi giúp cho môi trường bớt bị ô nhiễm, có chất đốt rẻ tiền, có nguồn phân hữu cơ để phát triển trồng trọt…

Hệ thống hầm biogas thường có các bộ phận chính: hố phân giải, hố đầu vào, bể điều áp. Sau 15-20 ngày các nguyên liệu phân hủy trong điều kiện yếm khí và sinh ra khí mêtan. Khí tụ ở phần trên cùng của hố phân giải, sau đó theo ống dẫn ra ngoài, dùng trong việc nấu nướng, thắp sáng, ấp trứng, chạy động cơ đốt trong… Chính vì giảm được ô nhiễm trong chăn nuôi, góp phần làm cho làng xóm sạch, đẹp, văn minh, lại có nguồn phân bón hữu cơ an toàn bón cho cây trồng, nên phong trào xây dựng CT biogas  ở tỉnh ta phát triển mạnh.

Theo tính toán của Chương trình KSH, loại phân sinh khí gas (mêtan) nhiều nhất là phân người (60-70 lít khí/kg nguyên liệu), phân gia cầm (50-60 lít/kg), phân heo (40-60 lít/kg), phân trâu, bò (15-32 lít/kg), thấp nhất là các loại thực vật bèo tây, rơm rạ (0,3-2 lít/kg). Sau khi nạp nguyên liệu lần đầu 15-20 ngày, cần nạp nguyên liệu bổ sung hàng ngày. Quy mô hầm biogas tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi. Nếu chăn nuôi nhiều, ổn định, có thể làm hầm 15m3, nhỏ hơn thì 9m3, 6m3. Chẳng hạn như loại hầm 9m3 thì phải nuôi ít nhất và thường xuyên từ 15-20 con heo trong chuồng mới đủ phân để cho khí gas ổn định và dồi dào.

Ông Đào Văn Hùng - Giám đốc Trung tâm Khoa học kỹ thuật vật nuôi Bình Định, đơn vị trực tiếp triển khai Chương trình KSH trên địa bàn tỉnh, cho biết: “Mỗi huyện, thành phố trong tỉnh đã lập được 1-2 đội thợ chuyên xây lắp hầm biogas. Ngoài việc phục vụ chương trình đang triển khai, đội còn làm dịch vụ cho người dân có nhu cầu. Hiện nay, các CT biogas trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả triệt để. Gas sinh học góp phần giảm được nạn phá rừng ở nông thôn, miền núi; giảm ô nhiễm môi trường do chăn nuôi; tăng thêm nguồn nhiên liệu rẻ tiền để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân nông thôn.

  • Hoàng Lân
In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phát hiện hai loài lan hiếm ở Phú Quốc  (14/08/2007)
Điên đầu vì e-mail  (14/08/2007)
Băng ở Bắc cực giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay  (13/08/2007)
Ban hành Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH-CN  (13/08/2007)
Andean, thị trấn bị ô nhiễm nghiêm trọng tại Peru  (12/08/2007)
20% thanh nữ ở VN thiếu máu do thiếu sắt  (12/08/2007)
Đi “canh” giới tính cho con   (11/08/2007)
Hội nghị khoa học về nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống   (11/08/2007)
Tháng 8, 9 mới là “đỉnh điểm” của dịch sốt xuất huyết!  (09/08/2007)
Ăn kiêng có khả năng dẫn đến béo phì ở trẻ em  (09/08/2007)
Chào hàng trên Net  (09/08/2007)
Đầu năm 2007: Thời tiết khắc nghiệt nhất trong 127 năm qua  (08/08/2007)
Phát hiện rừng bách 8 triệu năm tuổi  (08/08/2007)
Cà phê làm chậm quá trình giảm trí nhớ ở phụ nữ lớn tuổi  (07/08/2007)
Thả một con rùa xanh nặng hơn 1 tạ về với biển  (07/08/2007)