QUẢN LÝ DỊCH VỤ INTERNET, TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ Ở TP QUY NHƠN:
Bất cập và lỏng lẻo
10:41', 23/8/ 2007 (GMT+7)

Khách hàng của các cơ sở dịch vụ internet, trò chơi điện tử chủ yếu là thanh thiếu niên. Ảnh: M.H

Mấy năm gần đây, dịch vụ Internet, game vi tính hay trò chơi điện tử phát triển rất mạnh trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là ở TP.Quy Nhơn. Tuy nhiên, việc quản lý của các cơ quan hữu quan trong lĩnh vực này còn rất lỏng lẻo.

Theo thống kê của Trung tâm VHTT-TT TP. Quy Nhơn, hiện nay, trên địa bàn thành phố có đến 372 cơ sở kinh doanh dịch vụ internet, 40 cơ sở game vi tính và 31 cơ sở dịch vụ trò chơi điện tử thông thường. Trong thời gian qua, bên cạnh việc cùng với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho các đối tượng có liên quan, Trung tâm đã phối hợp với Thanh tra Sở VHTT tỉnh, Sở BC-VT, Đội kiểm tra liên ngành của tỉnh và TP Quy Nhơn tổ chức 14 đợt kiểm tra định kỳ, 6 lần đột xuất ở các cơ sở dịch vụ internet. Qua đó đã phát hiện 43 trường hợp có dấu hiệu vi phạm; đã cảnh báo, nhắc nhở 27 cơ sở, đồng thời đề nghị xử phạt hành chính 16 trường hợp với số tiền 22,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, ngành chức năng còn tạm giữ 26 CPU để xóa các nội dung không lành mạnh lưu giữ trong ổ đĩa cứng trước khi trả lại cho các cơ sở.

Những sai phạm chủ yếu ở hầu hết các cơ sở, đại lý internet là: không đảm bảo diện tích 1m2/máy theo quy định; để trẻ em dưới 14 tuổi vào truy cập internet mà không có người bảo hộ; chưa cài đặt phần mềm trên máy chủ theo quy định nhằm ngăn chặn khách hàng truy cập vào những trang web có nội dung không lành mạnh. Đặc biệt, nhiều cơ sở làm đại lý internet nhưng thực chất đã biến thành cửa hàng trò chơi điện tử trực tuyến, không niêm yết thời gian mở, đóng cửa; để các em học sinh truy cập internet và chơi game online quá giờ quy định, thậm chí có cơ sở để khách hàng (chủ yếu là thiếu niên) chơi luôn qua đêm. Điều đáng lo ngại là hầu hết các cơ sở đều không có trang bị phương tiện phòng chống cháy nổ…

Những sai phạm này xảy ra phổ biến nhưng chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, các nghị định, thông tư cũng có những quy định rất khó thực thi. Chẳng hạn như việc quy định trẻ em dưới 14 tuổi khi truy cập internet phải có người bảo hộ trong khi khách hàng đến với dịch vụ này chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên. Một chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ internet trên đường Nguyễn Thị Minh Khai - cho biết: “Rất khó để đáp ứng được yêu cầu có người bảo hộ đi kèm vì nếu thực hiện đúng theo quy định này chúng tôi sẽ mất một lượng khách rất lớn !”.

Ngoài ra, việc kiểm tra các điều kiện và đề nghị cấp phép do các cơ quan, DN  khác thực hiện (tại TP Quy Nhơn do Công ty Điện báo - Điện thoại, chi nhánh Viettel Bình Định, Viễn thông điện lực Bình Định cung cấp dịch vụ; Phòng Tài chính - Kế hoạch TP Quy Nhơn cấp giấy phép kinh doanh), nhưng không thông báo cho cơ quan quản lý văn hóa địa phương biết, nên đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý về nội dung hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, nhất là đối với cấp cơ sở…

  • Phi Hùng
In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Vi-rút gây béo phì   (22/08/2007)
Con trai là… nhất ?   (22/08/2007)
Vật liệu siêu giữ nước cho cây trồng  (21/08/2007)
Cấm lưu hành thuốc Phong thấp cốt thống hoàn, Phong nhức hoàn  (21/08/2007)
Kính viễn vọng siêu nhỏ giúp cải thiện thị lực  (20/08/2007)
Nhà sáng tạo khuyết tật Võ Đình Minh được mời dự  (20/08/2007)
Lại phát hiện độc chất trong thực phẩm của Trung Quốc  (19/08/2007)
Các Bà Đi Tập Dưỡng Sinh  (18/08/2007)
Trăng rằm gây hiểm họa  (17/08/2007)
Công nghệ "thay cầu siêu tốc"  (16/08/2007)
Hiệu quả thiết thực  (16/08/2007)
Phát hiện hai loài lan hiếm ở Phú Quốc  (14/08/2007)
Điên đầu vì e-mail  (14/08/2007)
Băng ở Bắc cực giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay  (13/08/2007)
Ban hành Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH-CN  (13/08/2007)