5 yếu tố giúp chẩn đoán sớm bệnh rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên có nguy cơ cao
16:29', 10/1/ 2008 (GMT+7)

Có thể chẩn đoán được đối tượng thanh thiếu niên nào sẽ mắc các chứng bệnh rối loạn tâm thần chẳng hạn như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực hay trầm cảm ngay từ khi chúng mới chớm bị bệnh.

Kết quả nghiên cứu của giáo sư Tyrone D. Cannon thuộc khoa nghiên cứu hành vi sinh học, tâm thần học và tâm lý học của trường đại học California, Los Angeles (Mỹ) đã khẳng định như vậy.

Nghiên cứu đã chỉ ra 5 yếu tố thường xuất hiện trước khi trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao có các triệu chứng của bệnh rối loạn tâm thần. Khi ít nhất 3 yếu tố đó xuất hiện thì chắc chắn 80% trẻ nguy cơ cao sẽ phát bệnh rối loạn tâm thần trong vòng 2 năm rưỡi sau đó.

Cannon và các đồng nghiệp đã lần lượt thực hiện nghiên cứu trên 291 đối tượng thanh niên tìm đến 1 trong 8 trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Bắc Mỹ. Độ tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 18. Các thanh thiếu niên này thường tìm đến trung tâm để chữa trị các triệu chứng rối loạn tâm thần giai đoạn sớm chẳng hạn như có những suy nghĩ kỳ khác thường.

Sau 2 năm rưỡi theo dõi, 35% nhóm thanh thiếu niên có nguy cơ cao này đã phát bệnh tâm thần thật sự. 

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 5 yếu tố giúp chẩn đoán bệnh sớm. Đó là gia đình có tiền sử bị tâm thần phân liệt và hiện đang có người bị trở bệnh nặng hơn; mức độ có những ý nghĩ khác thường cao; mức độ nghi ngờ hay hoang tưởng cao; yếu kém trong việc thiết lập và giữ các mối quan hệ xã hội và cuối cùng là lạm dụng chất gây nghiện nào đó.

Khả năng phát bệnh là 68% nếu có 2 yếu tố xảy ra cùng một lúc và nếu có 3 yếu tố kết hợp thì nguy cơ bị bệnh tăng lên 80%.

Tác giả nghiên cứu Cannon nói ông chưa thể khẳng định chính xác liệu biện pháp can thiệp sớm thông qua thuốc chống rối loạn tâm thần có giúp ngăn không cho bệnh tiến triển hay không. Dù vậy, đã có hai nghiên cứu chỉ ra hiệu quả hữu dụng của biện pháp can thiệp tâm lý sớm vì biện pháp này trang bị những kỹ năng cho trẻ như kỹ năng giữ quan hệ xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn và kỹ năng tìm ra giải pháp hòa giải những mâu thuẫn.

Theo Viện nghiên cứu tâm lý thanh thiếu niên Mỹ (AACAP), các triệu chứng của bệnh rối loạn tâm thần thể hiện qua nhiều rối loạn sức khỏe tâm thần chẳng hạn như chứng rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, trầm cảm. Chúng thường đi kèm với hội chứng nghiện rượu hoặc nghiện ma túy. Hai triệu chứng thường gặp nhất là ảo tưởng và ảo giác. Ảo tưởng là tin chắc vào một điều gì đó không đúng còn ảo giác là giác quan nhận thức sai về môi trường xung quanh (chẳng hạn như nghe thấy tiếng nói chuyện trong khi xung quanh không có ai).

Các bậc phụ huynh cần phải theo sát con cái của mình. Ngay khi thấy chúng đột nhiên rút khỏi các hoạt động xã hội và ngưng tham gia vào các hoạt động mà chúng đã từng thích thú thì cần phải có biện pháp can thiệp sớm để hỗ trợ chữa chạy cho chúng.  Đừng đợi đến khi chúng thú nhận bị ảo tưởng, ảo giác hay nghi ngờ mới phát hiện ra. Những gia đình có tiền sử bị bệnh tâm thần cần phải đặc biệt chú ý hơn nữa.

  • Tố Uyên (theo Live Science)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Khoa học thiếu thông tin và thông tin thiếu khoa học  (10/01/2008)
Vì sao một số phụ nữ dùng nhiều nước hoa?  (10/01/2008)
Chính phủ điện tử và cải cách hành chính  (10/01/2008)
Các cơ quan Đảng đi tiên phong  (10/01/2008)
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm  (10/01/2008)
Nhật mở cửa "tháp thang máy cao nhất thế giới"  (08/01/2008)
Ô nhiễm không khí làm chậm sự tăng trưởng của thai nhi  (08/01/2008)
Dịp Tết: Dịch tiêu chảy cấp có nguy cơ bùng phát cao  (08/01/2008)
Ổ lưu trữ tự động sao lưu dữ liệu lên Internet  (08/01/2008)
Những dấu hiệu chứng tỏ con bạn có tài  (08/01/2008)
Ra mắt trang Quản trị bán hàng dành tặng riêng cho các doanh nghiệp ở Bình Định  (08/01/2008)
Sẽ đưa vaccine tiêu chảy vào chương trình tiêm chủng  (07/01/2008)
Cảnh giác với rác thải là bóng đèn tiết kiệm năng lượng  (07/01/2008)
Quá trình tiêm chủng có thể xảy ra nhiều sự cố!  (07/01/2008)
Nghiên cứu trị bệnh bằng côn trùng  (07/01/2008)