Nơi lạnh nhất trong vũ trụ có hình boomerang
10:7', 30/1/ 2008 (GMT+7)

Tinh vân Boomerang. Ảnh: NASA.

Tinh vân hình chiếc nơ bướm này nằm trong chòm sao Centaurusm, cách trái đất hơn 5.000 năm ánh sáng, và là nơi lạnh lẽo nhất trong vũ trụ.

Nó hình thành xung quanh một ngôi sao trung tâm sáng rực, đang xả khí ở những giây phút hấp hối.

Tinh vân Boomerang là một nơi đặc biệt. Năm 1995, sử dụng kính thiên văn lớn của Thụy Điển đặt tại Chile, các nhà thiên văn đã phát hiện nó có nhiệt độ âm 272 độ C, và chỉ ấm hơn 1 độ so với độ 0 tuyệt đối (giới hạn thấp nhất của nhiệt độ).

Ngay cả bức xạ nền còn lại từ thời Big Bang (âm 270 độ C) cũng còn ấm hơn tinh vân này. Nó cũng là vật thể duy nhất tìm thấy tới nay có nhiệt độ thấp hơn cả bức xạ nền vũ trụ.

Hình dáng chiếc nơ bướm của tinh vân dường như là hậu quả của một luồng gió cực kỳ dữ dội, với vận tốc khoảng 310.000 dặm mỗi giờ, thổi không khí cực lạnh ra xa khỏi tâm ngôi sao đang chết. Ngôi sao này đang mất đi lượng vật liệu bằng khoảng một phần nghìn khối lượng mặt trời mỗi năm, trong suốt 1.500 năm qua, nhanh gấp 10-100 lần các vật thể tương tự.

Sự mở rộng nhanh chóng của tinh vân cho phép nó trở thành vùng lạnh nhất trong vũ trụ.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Du khách đổ xô lên Mẫu Sơn xem tuyết  (29/01/2008)
Xuất bản Địa chí Bình Định, tập Kinh tế  (29/01/2008)
Google: "Thế giới sắp đón một cuộc cách mạng quảng cáo"  (29/01/2008)
Vitamin D có khả năng giúp chữa bệnh lao  (29/01/2008)
Tinh dịch khiến HIV nguy hiểm hơn  (28/01/2008)
Đi chợ tết trên mạng  (28/01/2008)
Ca ghép gan người lớn đầu tiên thành công  (27/01/2008)
Tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng?  (27/01/2008)
Một hành tinh lớn sắp sửa bay ngang Trái Đất  (25/01/2008)
Tết Nguyên đán: Trời bớt lạnh, mưa phùn  (25/01/2008)
Triển khai Dự án phòng chống DCGC, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam  (25/01/2008)
Trà đen có thể giúp giảm nguy cơ mắc Parkinson  (24/01/2008)
Sắp sửa ra đời dịch vụ du hành vũ trụ cá nhân dài ngày  (24/01/2008)
Tiến gần hơn đến mục tiêu ghép thận mà không cần uống thuốc chống thải ghép suốt đời  (24/01/2008)
Đợt rét này không phải đậm nhất trong 12 năm qua  (24/01/2008)