Sóng điện thoại di động không ảnh hưởng đến sức khỏe
8:50', 23/10/ 2008 (GMT+7)

Sóng ĐTDĐ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điện thoại di động (ĐTDĐ) đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sóng ĐTDĐ đến sức khỏe con người hiện nay vẫn khiến cho người sử dụng băn khoăn!

ĐTDĐ sử dụng sóng điện từ để chuyển tải giọng nói, tin nhắn… từ máy cầm tay tới trạm thu phát sóng (còn được gọi là trạm gốc - BTS). Do vậy, giống như các loại sóng điện từ khác (sóng phát thanh, sóng truyền hình, sóng rada…) sóng ĐTDĐ cũng mang năng lượng - tức là cũng có khả năng tác động lên cơ thể con người và động thực vật. Hiện nay ĐTDĐ ở nước ta đang sử dụng hai công nghệ là GSM (Vinaphone, Mobifone, Viettel) và CDMA (Sfone, Hanoi Telecom, EVN) với nhiều dải tần khác nhau. Mỗi doanh nghiệp được cấp phát một đoạn băng tần nhỏ (một vài chục MHz) trong dải tần nói trên. Mỗi đoạn nhỏ này lại được chia thành các kênh để sử dụng.

Để đánh giá khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của sóng vô tuyến nói chung, người ta sử dụng một đại lượng gọi là SAR (chỉ số hấp thụ đặc trưng) là liều lượng hấp thụ năng lượng vô tuyến tại một khoảng tần số nhất định của một đơn vị khối lượng cơ thể, đo bằng W/kg hoặc mW/g. Theo tiêu chuẩn châu Âu (EN50360-1) được phần lớn các nước trên thế giới áp dụng thì đối với các băng tần số của ĐTDĐ, SAR < 2 W/kg, đo trên 10g bất kỳ của cơ thể, ngoại trừ bàn tay, cổ tay, bàn chân và mắt cá chân. Chỉ số này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là đảm bảo an toàn cho người bị phơi nhiễm. Mỹ áp dụng tiêu chuẩn cao hơn: SAR<1,6W/kg đo trên mỗi gram ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể.

Hãy đối chiếu với trường hợp ĐTDĐ GSM nói trên. Giả sử trọng lượng riêng của cơ thể bằng trọng lượng riêng của nước, tức là 1 kg/lít thì cường độ 0,02w/cm2 tại điểm có cường độ mạnh nhất (vùng tai) cũng đúng bằng giới hạn cho phép của SAR theo tiêu chuẩn châu Âu 2w/kg. Tuy nhiên, thời gian mỗi cuộc đàm thoại chỉ kéo dài một vài phút nên thời gian phơi nhiễm rất ngắn. Mặt khác, đối với các bộ phận khác của cơ thể (cách xa anten của máy hơn) thì cường độ trường và tỷ lệ hấp thụ SAR còn thấp hơn rất nhiều. Đối với công nghệ CDMA, mức độ an toàn còn cao hơn GSM do công suất phát nhỏ hơn.

Như phân tích ở trên, ta thấy rằng cả sóng điện từ phát ra từ ĐTDĐ cầm tay khi đàm thoại đều đã được tính toán thiết kế để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, theo tiêu chuẩn khắt khe nhất của WHO. Sóng ĐTDĐ mà chúng ta đang sử dụng hiện nay là hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe của mọi người, hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về an toàn bức xạ vô tuyến. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mang theo và sử dụng máy ĐTDĐ bên mình mà không sợ tổn hại đến sức khỏe của bạn.

  • H.M (Theo tạp chí BCVT)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đất, môi trường  (23/10/2008)
Mùa đông năm nay sẽ đến muộn hơn so với mọi năm  (22/10/2008)
Căn phòng dễ chịu nhất thế giới  (22/10/2008)
Khám phá thêm hai loài thằn lằn chân ngón  (22/10/2008)
Xóa nếp nhăn bằng ánh sáng LED   (21/10/2008)
Đã phát triển được cách xét nghiệm bệnh lao qua máu đáng tin cậy hơn qua da   (21/10/2008)
Nhìn thấy ánh sáng sau hơn 50 năm mù lòa  (20/10/2008)
Phát hiện sinh vật cô đơn nhất hành tinh  (20/10/2008)
Gia vị và rau thơm giúp cơ thể tăng cường sức khoẻ chống lại bệnh tiểu đường  (19/10/2008)
Lấy bào thai 1,2 kg trong bụng bé gái 7 tuổi  (19/10/2008)
Chính thức bắt buộc dùng đầu số điện thoại cố định mới  (19/10/2008)
Phát hiện ra protein bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của ung thư  (17/10/2008)
Viễn cảnh thế giới năm 2030  (17/10/2008)
Phương pháp mới kích hoạt neuron thần kinh để cử động chân tay đã bị liệt  (16/10/2008)
101 những phiền toái thường gặp  (16/10/2008)