|
Cây gừng gió. Ảnh: Trang Xuân Chi |
Ông Nguyễn Văn Quảng, 70 tuổi, ở khu vực 8, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, mắc bệnh xơ gan cổ trướng (XGCT) đơn thuần (nghĩa là không có viêm gan siêu vi B, C dương tính và loại trừ ung thư gan) với triệu chứng: bụng to, bè, da niêm mạc vàng nhạt xanh. Qua siêu âm, bác sĩ kết luận ông bị “xơ gan teo cổ trướng có nhiều dịch trong ổ bụng giai đoạn nặng”.
Nghe tin ông Quảng bị bệnh, một người hàng xóm đã mang cho ông củ cây mai gan (gừng gió) tươi, sắc uống nhiều lần, từ đó thấy bụng nhỏ, ngủ được và giảm đau nhức. Từ năm 2000 đến nay, qua nhiều lần kiểm tra, siêu âm bụng, tiên lượng rất tốt, ông Quảng ngày càng khỏe, ăn ngủ bình thường, lao động nhẹ trong vườn nhà.
Gừng gió còn có tên gọi khác là riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại, gừng dại, gừng riềng. Gừng gió có tên khoa học Zingber zerumber (L) Sm, thuộc họ gừng Zingiberaceae. Cây cao 1-1,3 m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc củ non có màu vàng thơm. Củ càng già, trồng ở vùng núi cao nguyên thì càng to, chắc, bẻ tách củ trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Lá mọc sít, không cuốn, thuôn dài đầu nhọn, phía trên màu xanh lục, hơi nhạt ở phía dưới, bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông, cụm dài 30-60 cm phủ đầy vảy, mép có mang lông hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ, thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa ra hoa vào tháng 5,6.
Cây gừng gió mọc hoang ở khắp nơi, chịu đất ẩm ướt, mát, thường mọc ở bìa rừng, ven suối, đất núi rậm. Cây gừng gió thuộc loại cây cảnh đẹp, có thể trồng trong chậu kiểng để nơi râm mát ở gia đình. Thu hái củ gừng gió thường vào mùa thu.
Gừng gió có vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau trị ứ huyết, chứng trúng gió, chóng mặt nôn nao ngất xỉu, quan trọng hơn là tác dụng tẩy độc, đau bụng, đau nhức sưng tấy, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt. Một bệnh nhân XGCT ở TP Phan Thiết sau khi dùng gừng gió trị bệnh thì thấy khỏi hoàn toàn và da dẻ hồng hào.
Ngoài bệnh XGCT đơn thuần, thân rễ gừng gió còn chữa bệnh trúng gió bị ngất, chân tay lạnh bằng cách lấy 20-30 g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu, chắt lấy nước uống; trị suy dinh dưỡng bằng cách dùng thân rễ thái mỏng ngâm trong rượu 40-500 với liều 40-50 g tươi hay sấy khô ngâm trong thời gian 15-20 ngày, gạn xác lấy nước uống mỗi ngày 3 li nhỏ như khai vị. Ngoài ra, thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương.
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, gừng gió điều trị bệnh XGCT rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong bệnh lý nội khoa, ngoài việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, sinh học, siêu âm còn phải dựa trên cơ địa của mỗi người. Do đó cần phải thận trọng khi dùng thang thuốc, nếu không có thể gây ra tác dụng phụ.
Hiện nay, việc tìm mua đúng cây gừng gió tương đối khó, bởi gừng gió rất giống củ nghệ, riềng, gừng, ngãi. Bệnh nhân cần cây gừng gió có thể liên hệ ông Đạt ở địa chỉ 141 Ngô Mây, TP Quy Nhơn.
|