Bí ẩn về những con vật 5 chân
21:10', 31/10/ 2008 (GMT+7)

Một con kỳ nhông da hổ có 5 chân. Ảnh: Livescience.

Tỷ lệ dị dạng của kỳ nhông, ếch và nhiều động vật lưỡng cư trong những năm gần đây khiến các nhà khoa học sửng sốt. Họ cho rằng giao phối cận huyết, ký sinh trùng và ô nhiễm môi trường đã gây ra tình trạng này.

Những con vật thừa chân hiếm khi sống sót đến lúc sinh sản. Nhiều nhà khoa học cho rằng, trong một số trường hợp, ký sinh trùng gây đột biến gene của ếch khiến chúng bị dị dạng. Tuy nhiên, cơ chế gây biến dạng gene của ký sinh trùng chưa được tìm ra. Trong khi đó, vai trò của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề gây tranh cãi.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng giao phối cận huyết không phải là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thừa chân ở kỳ nhông.

Rod Williams và Andrew DeWoody - hai giáo sư của Đại học Purdue (Mỹ) đã theo dõi 2.000 kỳ nhông da hổ và phát hiện 8% bị dị hình, chủ yếu là thiếu ngón, thừa ngón hoặc ngón quá ngắn. Tỷ lệ này gần tương tương với tỷ lệ dị dạng ở ếch.

Giống như nhiều động vật lưỡng cư, kỳ nhông da hổ chỉ giao phối ở một ao trong suốt cuộc đời. Williams cho rằng đó là nguyên nhân khiến những con kỳ nhông trong cùng một gia đình hay giao phối với nhau, từ đó dẫn tới hiện tượng dị hình.

Tuy nhiên, giao phối cận huyết cũng tồn tại ở nhiều động vật trên cạn. Ngoài ra, các phân tích về mặt di truyền cho thấy, nhiều con kỳ nhông được sinh ra sau những cuộc giao phối cận huyết, nhưng cơ thể chúng vẫn bình thường. Thậm chí mức độ đa dạng về gene của chúng còn cao gấp gần hai lần so với nhiều động vật trên cạn khác.

"Đây là nghiên cứu đầu tiên kiểm chứng và phản bác quan điểm cho rằng giao phối cận huyết gây ra hiện tượng dị dạng ở kỳ nhông", Rod phát biểu.

Tình trạng dị dạng ngày càng tăng ở động vật lưỡng cư khiến các nhà khoa học lo ngại, bởi nó đe doạ sự tồn vong của nhiều loài quan trọng khác. Trong bối cảnh số lượng ếch toàn cầu đang giảm mạnh bởi hiệu ứng nhà kính, tương lai đầy trắc trở của động vật lưỡng cư được coi là lời cảnh báo của thiên nhiên đối với loài người.

"Chúng tôi đã loại trừ được giao phối cận huyết ra khỏi danh sách các nguyên nhân gây dị dạng ở động vật lưỡng cư. Giờ đây chúng ta chỉ cần nghiên cứu vai trò của ký sinh trùng và tình trạng ô nhiễm môi trường. Ít nhất thì đến thời điểm này, hiện tượng thừa chân ở động vật lưỡng cư vẫn là một bí ẩn", Rod giải thích.

. Theo VnExpress/Livescience

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Dầu dừa có thể góp phần chữa bệnh viêm phổi ở trẻ em  (31/10/2008)
Can thiệp sớm góp phần nâng cao chất lượng dân số  (31/10/2008)
Trẻ được bú mẹ ít bị rối loạn hành vi hơn trẻ bú bình  (30/10/2008)
VNPT, Viettel "bắt tay" chống nghẽn điện thoại cố định  (30/10/2008)
Mắt bị cọ xát nhiều dễ làm hỏng thị lực  (30/10/2008)
Giúp nâng cao năng suất lao động và tính lương chính xác  (30/10/2008)
Văc-xin không có tác dụng phòng ngừa hoàn toàn ung thư cổ tử cung  (30/10/2008)
Tự ý dùng thuốc… “rước họa” vào thân!  (30/10/2008)
Đèn năng lượng mặt trời gọn nhẹ  (30/10/2008)
Thuốc chữa bệnh thế hệ mới cũng có thể nguy hiểm  (29/10/2008)
Các cơn đau trong cơ thể thường được thể hiện trên khuôn mặt  (29/10/2008)
Việt Nam có phần mềm đầu tiên diệt được trên 1 triệu virus  (29/10/2008)
Tim nhân tạo mở ra cơ hội mới cho bệnh nhân tim  (29/10/2008)
Công nhận đầm Trà Ổ là khu bảo tồn vùng nước nội địa  (29/10/2008)
Vỏ cam có thể dùng làm sạch nước thải công nghiệp  (28/10/2008)