10 cách phòng ngừa cảm cúm đơn giản
13:17', 3/11/ 2008 (GMT+7)

1. Tiêm phòng

Cách đây nhiều năm, vaccine ngừa cảm cúm không có nhiều. Chỉ có những người có nguy cơ cao mới được tiêm phòng. Hiện giờ, mọi chuyện đã dễ dàng hơn.

2. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

Mặc dù rửa tay không thể tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh nhưng nó là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả và rẻ tiền nhất. Nếu không thể rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, bạn vẫn có thể dùng nước rửa tay diệt khuẩn nhanh để thay thế.

Ngoài ra, khi hắt xì hơi, sổ mũi hay ho, bạn nên dùng khuỷu tay để che thay vì dùng bàn tay để tránh lây cho người khác.

3. Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nơi làm việc bằng chất sát khuẩn

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn chia sẻ không gian làm việc chung với nhiều người khác. Chú ý vệ sinh sạch sẽ những chỗ nhiều người tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, bàn phím vi tính…

4. Dùng nước nhỏ mũi sinh lý và dưỡng ẩm

Không khí càng lạnh thì mũi sẽ càng khô. Khi nước nhầy trong mũi bị khô đi, khả năng ngăn cản vi khuẩn, vi trùng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp của lông mao ở mũi thấp đi. Vì vậy, bạn nên làm ẩm mũi bằng cách nhỏ nước dưỡng ẩm cho mũi hay nước muối sinh lý mỗi 2-3 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, giữ ẩm cho cơ thể cũng là cách phòng cảm cúm rất tốt.

5. Tập thể dục

Tập thể dục làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật nói chung và chắc chắn là đối với bệnh cảm cúm nói riêng. Khi ta tập thể dục, tế bào bạch cầu sẽ phải chạy quanh cơ thể nhiều hơn để tiễu trừ những tác nhân gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi bạn đã nhiễm cảm cúm rồi thì nên nghỉ ngơi, tránh luyện tập quá sức vì cơ thể lúc đó đã mệt mỏi.

6. Ngủ đủ giấc

Để hệ miễn dịch của cơ thể được tốt, chúng ta cần kết hợp ăn uống, luyện tập và ngủ một cách khoa học, điều độ. Ngủ đủ không những giúp bạn không bị cảm cúm mà còn giúp ích rất nhiều trong những lĩnh vực khác. Ngủ đầy đủ trong thời gian bị đau cũng giúp bệnh nhân mau hồi phục hơn.

7. Hạn chế bắt tay

Trong mùa cảm cúm, nên hạn chế bắt tay với nhiều người. Nếu có thể, bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi bắt tay với người khác, đặc biệt là người đang bị bệnh để phòng tác nhân gây bệnh truyền sang cho bạn.

8. Không nên chùi mũi, dụi mắt hay cho tay vào miệng

Bàn tay chúng ta thường xuyên tiếp xúc với nhiều thứ mang mầm bệnh. Vì vậy, không nên dùng tay chùi mũi, dụi mắt hay cho vào miệng để tránh tạo điều kiện cho mầm bệnh thâm nhập vào cơ thể dễ dàng.

9. Không dùng tay bốc thức ăn

Nhiều người có thói quen dùng tay bốc thức ăn. Một lần nữa, các bác sĩ khuyên bạn không nên dùng tay để bốc thức ăn vì bàn tay là nguồn lây bệnh. Hãy dùng chén bát và muỗng đũa sạch sẽ vì sức khoẻ của bạn.

10. Bỏ hút thuốc

Hút thuốc làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể nên khiến bạn dễ mắc bệnh hơn những người không hút thuốc. Vì vậy, nếu bạn có ý định bỏ hút thuốc, hãy làm ngay khi mùa cúm đang đến gần.

  • Tố Uyên (theo ABC)

 

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tăng cân quá nhiều thời gian thai kỳ là một nguy cơ đối với sức khoẻ mẹ lẫn con  (02/11/2008)
Rốt ráo "bấm nút" Chương trình Điện hạt nhân Việt Nam  (02/11/2008)
Hoa hồng xanh "chào đời" ở Nhật Bản  (02/11/2008)
Bí ẩn về những con vật 5 chân  (31/10/2008)
Dầu dừa có thể góp phần chữa bệnh viêm phổi ở trẻ em  (31/10/2008)
Can thiệp sớm góp phần nâng cao chất lượng dân số  (31/10/2008)
Trẻ được bú mẹ ít bị rối loạn hành vi hơn trẻ bú bình  (30/10/2008)
VNPT, Viettel "bắt tay" chống nghẽn điện thoại cố định  (30/10/2008)
Mắt bị cọ xát nhiều dễ làm hỏng thị lực  (30/10/2008)
Giúp nâng cao năng suất lao động và tính lương chính xác  (30/10/2008)
Văc-xin không có tác dụng phòng ngừa hoàn toàn ung thư cổ tử cung  (30/10/2008)
Tự ý dùng thuốc… “rước họa” vào thân!  (30/10/2008)
Đèn năng lượng mặt trời gọn nhẹ  (30/10/2008)
Thuốc chữa bệnh thế hệ mới cũng có thể nguy hiểm  (29/10/2008)
Các cơn đau trong cơ thể thường được thể hiện trên khuôn mặt  (29/10/2008)