Quá trình tiến hóa của loài người đã kết thúc
10:58', 4/11/ 2008 (GMT+7)

Sự biến đổi hình dạng của con người trong quá trình tiến hoá. Ảnh: Times Online.

Loài người sẽ không tiến thêm được một bước nào nữa trên con đường tiến hoá vì các động lực thúc đẩy nó đang biến mất, một chuyên gia di truyền hàng đầu của Anh khẳng định.

Trong một bài giảng nhan đề "Human Evolution is Over" (tạm dịch là "Sự tiến hoá của loài người đã kết thúc") giáo sư Steve Jones của Đại học College London cho biết, tốc độ biến đổi gene ở loài người đang giảm mạnh.

"Có ba nhân tố thúc đẩy quá trình tiến hoá: chọn lọc tự nhiên, biến đổi gene và những thay đổi ngẫu nhiên. Tất cả những nhân tố đó đang dần biến mất hoặc suy yếu đi", Steve nói.

Theo Steve, tốc độ biến đổi gene của loài người đang giảm mạnh do những thay đổi xã hội liên quan tới hành vi sinh sản, chẳng hạn như việc tránh thai và ly hôn. Mặc dù ô nhiễm hoá chất và phóng xạ hạt nhân có thể gây đột biến gene, song tác nhân quan trọng nhất lại là độ tuổi của nam giới.

"Tốc độ phân chia tế bào ở đàn ông tăng lên theo tuổi. Một sai sót nào đó, như đột biến gene, luôn có khả năng xảy ra khi tế bào phân chia. Trong cơ thể một người cha 29 tuổi, có khoảng 300 sự phân bào trong tinh trùng, nhưng với một người cha 50 tuổi, con số đó lên tới hàng nghìn", Steve giải thích.

Trong các hình thái xã hội cũ, những người đàn ông khoẻ mạnh, giàu có hoặc nắm quyền lực trong xã hội thường sinh ra hàng chục, thậm chí hàng trăm, đứa con. Đa số họ sinh con ở độ tuổi 60-70. Nhưng ngày nay, đa số đàn ông ở những xã hội phát triển chỉ sinh vài con ở độ tuổi đôi mươi và ba mươi. Độ tuổi làm cha càng cao, số lượng đột biến gene mà đàn ông truyền cho thế hệ sau càng nhiều. Vì thế mà tốc độ biến đổi gene ở các xã hội ngày nay đang giảm đi.

Tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh cũng tăng đáng kể ở phần lớn quốc gia trên thế giới, do đó áp lực chọn lọc tự nhiên cũng giảm theo. Trong chế độ xã hội nguyên thuỷ và trung cổ, khoảng một nửa trẻ em trên hành tinh chết trước tuổi 20. Nhưng ngày nay, 98% trẻ em ở phương Tây sống qua tuổi 21.

Sự suy giảm các yếu tố ngẫu nhiên là nguyên nhân thứ ba. Nhờ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân số của loài người đã tăng gấp 10 nghìn lần so với con số hợp lý trong thế giới động vật. Nếu không có nghề nông, dân số thế giới ngày nay sẽ chỉ đạt khoảng nửa triệu.

"Khi những cộng đồng dân cư nhỏ sống tách biệt với nhau, quá trình tiến hoá của con người sẽ diễn ra theo hình thức ngẫu nhiên vì những đặc tính di truyền bất thường không thể phát tán rộng khắp. Ngày nay, các dân tộc xích lại gần nhau hơn nhờ sự phát triển của các phương tiện giao thông và các dòng người di cư. Các đặc tính di truyền bất thường không "cố thủ" ở một nơi biệt lập như trước kia nữa, mà phát tán khắp hành tinh, do đó tính ngẫu nhiên giảm đi.

Đó là tin xấu với các nhà khoa học. Trong tương lai, tất cả các loài trên Trái đất vẫn cần tiếp tục tiến hoá để đối phó với những thách thức mới trong môi trường sống. Nếu lịch sử tiến hoá của nhân loại dừng bước, con cháu của chúng ta có thể đối mặt với thảm hoạ diệt vong.

. Theo VnExpress/Physorg

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thai phụ uống cà phê, dù ít, cũng có thể gây hại cho thai nhi  (04/11/2008)
Phát hiện ra gene có nguy cơ gây ra ung thư phổi   (03/11/2008)
Intel giới thiệu máy tính dưới 3 triệu đồng cho học sinh   (03/11/2008)
10 cách phòng ngừa cảm cúm đơn giản   (03/11/2008)
Tăng cân quá nhiều thời gian thai kỳ là một nguy cơ đối với sức khoẻ mẹ lẫn con  (02/11/2008)
Rốt ráo "bấm nút" Chương trình Điện hạt nhân Việt Nam  (02/11/2008)
Hoa hồng xanh "chào đời" ở Nhật Bản  (02/11/2008)
Bí ẩn về những con vật 5 chân  (31/10/2008)
Dầu dừa có thể góp phần chữa bệnh viêm phổi ở trẻ em  (31/10/2008)
Can thiệp sớm góp phần nâng cao chất lượng dân số  (31/10/2008)
Trẻ được bú mẹ ít bị rối loạn hành vi hơn trẻ bú bình  (30/10/2008)
VNPT, Viettel "bắt tay" chống nghẽn điện thoại cố định  (30/10/2008)
Mắt bị cọ xát nhiều dễ làm hỏng thị lực  (30/10/2008)
Giúp nâng cao năng suất lao động và tính lương chính xác  (30/10/2008)
Văc-xin không có tác dụng phòng ngừa hoàn toàn ung thư cổ tử cung  (30/10/2008)